Tag

Ứng xử có văn hóa để đẩy lùi dịch bệnh

Văn hóa 25/02/2020 03:36
aa
TTTĐ - Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19, không ít người mang tâm trạng lo lắng thái quá và có ứng xử tiêu cực… Liệu đó có phải là hành xử cần thiết để đẩy lùi dịch bệnh?

Ứng xử có văn hóa để đẩy lùi dịch bệnh

Sự kỳ thị cùng những hành động thái quá không giúp đẩy lùi dịch bệnh Covid-19 (Ảnh minh họa)

Bài liên quan

Nỗi lo dịch Covid-19 của người trẻ Việt ở Hàn Quốc

Việt Nam khuyến cáo công dân về dịch Covid-19 tại Hàn Quốc

Kiểm tra việc thực hiện phòng, chống dịch Covid-19 tại Cao Bằng

Phối hợp liên ngành phòng chống dịch Covid-19 trong cơ sở giáo dục

Serie A có nguy cơ bị tạm hoãn dài hạn vì Covid-19

Tình người trong “bão cô vy”

Sau khi nghe tin 11 người Việt Nam dương tính với Covid-19 được xác định đến từ Vĩnh Phúc, chị Dương Thanh Hằng bỗng nhiên trở thành nhân vật nhận được sự quan tâm đặc biệt của hàng xóm khu phố. Nguyên nhân bởi chị có quê gốc ở tỉnh Vĩnh Phúc.

“Nhà tôi ở huyện Vĩnh Tường, cách xa tâm dịch xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên. Dù vậy, chỉ cần nghe thấy Vĩnh Phúc, mọi người xung quanh đã dành cho mình ánh mắt nghi ngại”, chị Hằng buồn bã kể.

Chị cảm thấy mọi người đều né tránh mình và những người đến từ hoặc có quê Vĩnh Phúc. Chị hàng thịt quen ngoài chợ đầu ngõ, mọi khi đon đả, hồ hởi là thế nhưng giờ nhìn thấy chị cũng bất giác kéo chiếc khẩu trang che kín mặt. Không chỉ là ánh mắt nghi ngại, đến công ty, chị Hằng còn nhận được sự kỳ thị rõ ràng từ đồng nghiệp.

Chị Hằng kể: “Họ không ngại ngần, ý tứ mà thẳng băng nói vào mặt mình: “Sao không ở nhà tự cách ly, đi làm làm gì?”. Sau khi mình vừa bước chân ra khỏi phòng, mọi người lập tức tẩy rửa phòng, sát khuẩn, giống như mình là một người mang mầm bệnh vậy”.

Sự né tránh, lo lắng của mọi người khiến chị Hằng cảm thấy tủi thân một thì bất an đến mười. Dù ngành Y tế khuyến cáo tự cách ly đối với những người đi về từ vùng có dịch nhưng hai tuần nay, chị cũng chủ động xin nghỉ làm để tránh ảnh hưởng đến không khí làm việc của đồng nghiệp.

Tương tự như chị Hằng, những ngày diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, anh L.M.P (ở Hà Đông, Hà Nội) sống trong mệt mỏi và bất an.

Mọi sự thay đổi đến với anh kể từ khi huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc là một trong những địa phương có nhiều bệnh nhân nhiễm Covid-19 nhất cả nước. Ban đầu là những người hàng xóm cùng tầng chung cư nơi anh sinh sống, sau đó, sự cảnh giác lan dần đến cả tòa nhà khi người ta rỉ tai nhau: “Ở tầng 8, căn 8012, chủ nhà ở huyện Bình Xuyên đấy”. Dù thời gian gần đây anh P không về quê vì bận việc, cũng không có yêu cầu cách ly nào của chính quyền nhưng lại trở thành “đối tượng” tình nghi của những người hàng xóm.

“Sự cẩn thận của họ cũng là hợp lý bởi những diễn biến phức tạp của dịch bệnh. Điều khiến tôi thấy buồn là thái độ sỗ sàng họ dành cho mình. Tự nhiên, tôi thấy ớn lạnh bởi trong lúc này mới thấy tình người đúng là một thứ gì đó vô cùng xa xỉ”, anh P buồn rầu chia sẻ.

Đừng hành động thái quá

Chị Hằng, anh P có lẽ không phải là những người Vĩnh Phúc duy nhất bị cộng đồng “kỳ thị” trong nỗi hoang mang vì dịch bệnh Covid-19. Mới đây, ở thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, một nhóm người đến từ Vĩnh Phúc cũng bị trạm y tế xã yêu cầu cách ly. Văn bản này sau đó bị đưa lên mạng xã hội khiến dư luận xôn xao. Ngay lập tức, lãnh đạo địa phương đã yêu cầu rút kinh nghiệm sâu sắc trước phản ứng thái quá này.

Không khí kỳ thị người Vĩnh Phúc còn lan khắp các trang bán hàng trực tuyến. Hàng loạt đơn hàng online bị hủy do shipper không chấp thuận đi giao hàng vào vùng dịch. Người thì thông cảm, cũng có kẻ lên giọng dạy đời hay chửi bới, bắt người Vĩnh Phúc không được di chuyển hay “ngọ nguậy” giao lưu, thông thương mà gieo rắc nỗi bất an cho cộng đồng.

Theo quy trình của Bộ Y tế, những trường hợp không đến từ vùng dịch thì không cần cách ly. Ngoài ra, người dân tự theo dõi thân nhiệt, nếu có biểu hiện nghi vấn thì đến trạm y tế.

Thay vì lo lắng thái quá, bác sĩ Trần Thị Hồng Vân, Bệnh viện Việt Nam - Cuba khuyên người dân nên tìm hiểu thông tin một cách chuẩn xác về cơ chế lây nhiễm của Covid-19 để có biện pháp phòng ngừa đúng cách, tin tưởng sự chỉ đạo của chính quyền và cơ quan chức năng, làm theo các khuyến nghị để giảm thiểu sự lây lan của virus trong cộng đồng.

“Sự lo lắng thái quá của người dân sẽ vô tình làm tổn thương những người xung quanh, đồng thời tạo áp lực đối với chính quyền, người làm chuyên môn, cuối cùng lại dội lại chính chúng ta. Trong thời gian này, chúng ta cần bản lĩnh của người làm chính sách và những người làm chuyên môn để đưa ra những giải pháp dựa trên những bằng chứng khoa học. Người dân cần có hành xử đúng mực, cùng giúp nhau vượt qua dịch bệnh an toàn”, bác sĩ Vân nhấn mạnh.

Trên thực tế, dịch bệnh không phải là một sự kiện hiếm gặp mà nó thường xuyên xảy ra trong lịch sử nhân loại. Trong đó, có những dịch bệnh khủng khiếp làm chết hàng triệu người.

Tới năm 1878, tức trước khi nhà khoa học Pasteur phát hiện ra sự tồn tại của các loài vi khuẩn, nhân loại vẫn không biết nguyên nhân thực sự của các bệnh truyền nhiễm là gì. Có nhiều thời điểm, họ còn nghĩ rằng dịch bệnh là do quỷ dữ nhập vào người. Vì vậy, thời xưa, khi dịch bệnh xảy ra, người ta đều đưa ra giải pháp giống nhau là cách ly.

Hình thức và mức độ cách ly tùy thuộc vào tính nguy hiểm và phạm vi lây lan của dịch bệnh. Thường thì các dịch bệnh lớn đều dẫn đến những kiểu cách ly thô bạo, đi kèm với sự kỳ thị lẫn những đối xử phi nhân đạo dành cho bệnh nhân. Họ hoàn toàn bị loại ra ngoài xã hội, thậm chí có những trường hợp bị chôn sống.

Trong dịch Corona hiện nay, giải pháp chính được đưa ra để giảm thiểu độ lây lan vẫn là cách ly. Đó là điều chính đáng vì nếu không dùng giải pháp này thì chúng ta không thể kiểm soát được dịch bệnh.

Đọc thêm

Á hậu Trang Viên ra mắt tập thơ "Ru tình" Văn học

Á hậu Trang Viên ra mắt tập thơ "Ru tình"

TTTĐ - Sau thành công của tập thơ đầu tay “Đêm mặn” với gần 5.000 cuốn, Á hậu Trang Viên tiếp tục gửi đến độc giả tác phẩm mới nhất mang tên "Ru tình".
Hơn 300 đồng bào tham dự Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam Văn hóa

Hơn 300 đồng bào tham dự Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

TTTĐ - Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 sẽ diễn ra từ 18 - 21/4 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Sắp ra mắt 2 bộ phim hoạt hình về Chiến thắng Điện Biên Phủ Điện ảnh - Âm nhạc

Sắp ra mắt 2 bộ phim hoạt hình về Chiến thắng Điện Biên Phủ

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Hãng Phim hoạt hình Việt Nam đang hoàn thành những công đoạn cuối cùng cho 2 bộ phim hoạt hình cắt giấy "Lời hứa Điện Biên" và "Chiếc xe thồ Điện Biên".
Các họa sĩ nữ hội tụ trong triển lãm "Sắc màu Bắc Trung Nam" Điện ảnh - Âm nhạc

Các họa sĩ nữ hội tụ trong triển lãm "Sắc màu Bắc Trung Nam"

TTTĐ - Đầu tháng tư tới, nhóm nữ họa sĩ sẽ tổ chức triển lãm chung lần thứ 10 tại Hà Nội mang tên "Sắc màu Bắc Trung Nam". Mỗi người một cá tính, con đường sáng tạo nhưng họ đều muốn mang đến những đóa hoa tươi thắm cho đời.
Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội Điện ảnh - Âm nhạc

Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội

TTTĐ - Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc lỗi lạc Sergei Rachmaninoff với sự góp mặt của Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời (SSO) và nghệ sĩ piano Nguyễn Việt Trung. Tâm điểm được công chúng yêu nhạc cổ điển mong đợi nhất chính là lần đầu tiên, bản giao hưởng “Symphony no. 1 in D minor” của nhà soạn nhạc vĩ đại sẽ được công diễn tại Việt Nam.
Cầu nối đưa các trang viết, câu chuyện đầy tính nhân văn, cao đẹp về tình cha và con Văn hóa

Cầu nối đưa các trang viết, câu chuyện đầy tính nhân văn, cao đẹp về tình cha và con

TTTĐ - Sáng ngày 27/3 tại Hà Nội, Tạp chí Gia đình Việt Nam tổ chức chương trình phát động Cuộc thi viết "Cha và con gái" lần thứ 2 năm 2024.
Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội Điện ảnh - Âm nhạc

Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội

TTTĐ - Vào 20h00 tối 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) diễn ra đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc lỗi lạc Sergei Rachmaninoff với sự góp mặt của Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời (SSO) và nghệ sĩ piano Nguyễn Việt Trung. Tâm điểm được công chúng yêu nhạc cổ điển mong đợi nhất chính là lần đầu tiên, bản giao hưởng “Symphony no. 1 in D minor” của nhà soạn nhạc vĩ đại sẽ được công diễn tại Việt Nam.
39 mùa xuân chinh phục những “đỉnh núi” Văn hóa

39 mùa xuân chinh phục những “đỉnh núi”

TTTĐ - 39 năm kể từ ngày xuất bản số báo đầu tiên vào mùa xuân năm 1985, mỗi năm là một hành trình chinh phục từng khó khăn, thử thách của tập thể báo Tuổi trẻ Thủ đô. Đặt ra mục tiêu ngày càng cao hơn, dẫu phải vượt qua nhiều gian nan, vất vả nhưng mỗi khi chinh phục được những “đỉnh núi” cao, toàn thể cán bộ, phóng viên báo tràn ngập niềm hạnh phúc. Đó là kết quả của việc vượt lên chính mình và lan tỏa được sức trẻ tới khắp mọi miền Tổ quốc.
"Nỗi tiếc" mùa xuân của Đỗ Hoàng Anh Văn học

"Nỗi tiếc" mùa xuân của Đỗ Hoàng Anh

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài thơ "Nỗi tiếc" của tác giả Đỗ Hoàng Anh.
Tưởng tượng - thơ của Bùi Thị Thu Lê Văn học

Tưởng tượng - thơ của Bùi Thị Thu Lê

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài thơ "Tưởng tượng" của tác giả Bùi Thị Thu Lê.
Xem thêm