Tag

Vạch trần những nhập nhèm kinh hãi phía sau “thương hiệu” rau an toàn: Gắn mã số một đằng, nhập rau một nẻo (Kỳ 1)

Phóng sự 14/12/2016 22:36
aa
(TTTĐ) - Trên website của công ty cũng như công bố trước báo giới khi đi vào hoạt động, họ “quảng cáo” hoạt động kinh doanh rau an toàn (RAT) của mình rằng, không chỉ bao tiêu sản phẩm cho người nông dân, họ còn lên kế hoạch sản xuất, giám sát việc sản xuất, kiểm định chất lượng bằng máy móc thiết bị hiện đại.

Vạch trần những nhập nhèm kinh hãi phía sau “thương hiệu” rau an toàn: Gắn mã số một đằng, nhập rau một nẻo (Kỳ 1)

(TTTĐ) - Trên website của công ty cũng như công bố trước báo giới khi đi vào hoạt động, họ “quảng cáo” hoạt động kinh doanh rau an toàn (RAT) của mình rằng, không chỉ bao tiêu sản phẩm cho người nông dân, họ còn lên kế hoạch sản xuất, giám sát việc sản xuất, kiểm định chất lượng bằng máy móc thiết bị hiện đại.

Vạch trần những nhập nhèm kinh hãi phía sau “thương hiệu” rau an toàn: Gắn mã số một đằng, nhập rau một nẻo (Kỳ 1)

Công ty kinh doanh RAT gắn biển đề mã vùng, mã nông hộ ngoài ruộng rau

Giữa thời buổi rau “bẩn” hoành hành, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, nhiều người tiêu dùng đã tìm đếnrau an toànvới niềm tin rau này đắt nhưng sạch. Không tin sao được, bởi các công ty rau an toàn đều nói rằng họ giám sát chặt chẽ việc sản xuất rau của các hộ nông dân, kiểm định chất lượng kỹ càng và người tiêu dùng có thể truy xuất nguồn gốc rau tới tận ruộng thông qua mã vạch.

Thế nhưng, khi có mặt ở chính cái vùng sản xuất rau an toàn dán trên bao bì ấy, nhóm PV TT&ĐS chúng tôi đã thực sự ngỡ ngàng. Hóa ra, quy trình sản xuất rau an toàn lại… chẳng an toàn. Trong loạt bài này, nhóm PV chúng tôi bóc trần những chiêu thức của các công ty “ma mãnh” đã biếnrau không rõ nguồn gốcthành rau an toàn rồi bán cho người tiêu dùng với giá cắt cổ.

“Tôi có bán bao giờ đâu, nó bảo cho cháu cắm nhờ cái biển”

Huyện Thường Tín, TP.Hà Nội là một trong những vựa rau lớn của thủ đô. Hà Hồi là một trong số các địa phương được quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn (RAT). Bà con đã có mấy chục năm kinh nghiệm, gần bốn mươi năm trước đã là vùng sản xuất khoai tây, ớt, bí đao… phục vụ xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Những năm gần đây, bà con thâm canh cây ăn lá.

Trong làng, nhiều người thu mua rau mang đi khắp nơi. Song nhiều nhất vẫn là mang lên Hà Nội. Có mặt ở chợ đầu mối của xã tấp nập từ 12 giờ đêm đến 5-6 giờ sáng mới thấy lượng rau “mang lên Hà Nội” lớn đến thế nào.

Hơn một năm trước, có công ty kinh doanh RAT tên L.T. về thu mua của bà con, nghe bảo họ ra làm việc với HTX rất đàng hoàng, nói muốn hợp tác lâu dài để tiêu thụ rau cho bà con. Bà con cũng thấy mừng. Họ thuê một ngôi nhà gần cánh đồng làm “trụ sở”, một cậu tên là T. vừa ở vừa phụ trách việc thu mua rau của bà con.

Trên website của công ty cũng như công bố trước báo giới khi đi vào hoạt động, họ “quảng cáo” hoạt động kinh doanh RAT của mình rằng không chỉ bao tiêu sản phẩm cho người nông dân, họ còn lên kế hoạch sản xuất, giám sát việc sản xuất, kiểm định chất lượng bằng máy móc thiết bị hiện đại. Rồi họ là đơn vị đầu tiên truy xuất nguồn gốc RAT đến tận từng nông hộ bằng cách dán tem mã ruộng, mã vùng để người tiêu dùng có thể tra cứu bằng cách nhập cái mã đó trên trên hệ thống.

Vạch trần những nhập nhèm kinh hãi phía sau “thương hiệu” rau an toàn: Gắn mã số một đằng, nhập rau một nẻo (Kỳ 1)

Nhà ông Mỹ Â. quanh vụ bán rau cho công ty rau sạch, nhưng không có khoanh ruộng nào của nhà ông được “cắm biển” cả

Chúng tôi ra cánh đồng làng, vùng sản xuất rau an toàn. Dọc trục đường chính, từng tấm biển đề mã (giống như trên bao bì sản phẩm) cắm, gắn đỏ chót ở từng ruộng. Bà Quỳnh H. đang thu hoạch rau, chúng tôi hỏi:“Bà bán rau cho Công ty L.T đấy à?”.

Bà trả lời:“Không, tôi mang ra chợ bán”. Chúng tôi thắc mắc: “Tại sao bà sản xuất cho họ mà lại không bán cho họ ạ?”. Bà đáp: “Tôi có sản xuất cho ai đâu? Cũng đã bán cho L.T bao giờ đâu”.Chúng tôi tiếp tục hỏi:“Thế không phải họ cắm biển ở ruộng nhà mình tức là mình sản xuất rau cho họ ạ?”. “Không. Nó bảo “cho cháu cắm nhờ cái biển”, chứ tôi có bán rau cho nó bao giờ đâu”, bà H. trả lời.

Ở ruộng bên cạnh, bà Thuý C. đang tỉa cây giống. Chúng tôi hỏi:“Cây giống này mình sản xuất cho Công ty RAT ạ?”. Bà Thuý C. trả lời: “Không. Tôi bán ngoài chợ với khách các nơi đến mua về trồng chứ. L.T họ mua rau chứ mua cây giống làm gì”.

Cứ hôm nào có rau thì gọi thông báo cho công ty rau an toàn

Hoang mang không hiểu điều gì đang diễn ra, chúng tôi quyết tâm lần tìm, truy cho ra bản chất của việc gắn mã nông hộ với việc thu mua rau của bà con, thì hoá ra, tất cả chỉ là hình thức. Nhà ông Mỹ Â. chuyên bán rau mồng tơi cho Công ty L.T, hai vợ chồng tuổi ngưỡng 60 mà vẫn kĩu kịt tưới tắm, gieo trồng hơn hai sào rau. Đúng vụ, mỗi ngày họ bán cho L.T dăm bảy chục cân cứ gọi là đều như vắt chanh. Đất sản xuất của bà con lại không tập trung theo hộ mà chia nhỏ ở nhiều cánh đồng khác nhau.

Ngày này sang ngày khác bán rau cho công ty thu mua RAT là thế, nhưng tất cả những khoanh ruộng nhà ông Mỹ Â., chả ruộng nào có cắm biển với gắn mã cả. Ông cũng chả biết cái mã ruộng nhà mình nó mặt ngang mũi dọc ra làm sao, hai ông bà chỉ biết cắt rau, mang về buộc bằng dây công ty họ phát cho rồi tối tối mang đến điểm tập kết để mà bán.

Bà Đoàn T. thì thẳng như ruột ngựa:“Nhà gieo cây giống thì nó cắm biển với mã miếc gì đấy. Nhà tao bán rau cho nó thì nó lại chả cắm cái biển nào. Mà có hợp đồng hợp điếc gì đâu, các nhà khác cũng thế thôi mà, cứ có rau thì gọi nó bảo T. ơi mai nhà cô có rau mày lấy cho cô nhé. Thế là bán”.

Vạch trần những nhập nhèm kinh hãi phía sau “thương hiệu” rau an toàn: Gắn mã số một đằng, nhập rau một nẻo (Kỳ 1)

Biển quy định quy định sản xuất RAT ở cánh đồng xã Hà Hồi, huyện Thường Tín

Theo chân người làng, cũng là người bán rau, chúng tôi đến “trụ sở” thu mua của L.T. Trời tối dần, bà con mang rau đến bán. Chị H. và bà Tr. là hai người trong làng làm thuê cho L.T. Công việc của họ là nhận rau từ bà con, loại nào L.T bán theo cân thì họ dỡ ra bó lại (vì bà con vẫn duy trì thói quen bán rau theo bó từ nhiều năm nay), cho lên cân. Cậu T. ngồi ở bàn, ghi tên người bán, số lượng rau mua của họ, cứ cộng dồn sổ lại để đến cuối mỗi tuần mới trả tiền một lần.

Nghe bà con là khách quen kể, cậu T. là con của chủ công ty, tốt nghiệp Trường ĐH Nông Nghiệp. Ngoài việc nhận, ghi số lượng rau mua vào, cậu này còn điều chỉnh về lượng nhập khi trên công ty báo xuống số lượng. Công ty cũng như cậu T. chưa khi nào ký kết hay cam kết thu mua gì với các nông hộ. Bà con đều bảo, cứ có rau thì gọi cho T., rồi T. bảo lấy bao nhiêu thì họ mang đến bấy nhiêu.

“Rau của mình đến lứa là phải thu hoạch, nó mua không hết thì mình phải mang ra chợ bán”, một người dân nói. Thế là hoá ra, cùng là RAT nhưng bán ngoài chợ rồi qua mấy cầu con buôn để đến tay người tiêu dùng là thành rau không rõ nguồn gốc. Còn cũng rau ấy, qua công ty kinh doanh rau, đến tay người ăn thì người ăn phải chịu cái giá có khi đắt gấp đôi, gấp ba ngoài chợ.

Vạch trần những nhập nhèm kinh hãi phía sau “thương hiệu” rau an toàn: Gắn mã số một đằng, nhập rau một nẻo (Kỳ 1)

Bà Đoàn T. bảo đơn vị thu mua RAT của bà con chỉ “kiểm tra có mỗi một lần, có hai ba cô về kiểm tra việc mình…bó rau rồi xem rau ngon hay không ngon, xong bảo mình phải bó dây quay thế này, buộc thế kia”

Những câu trả lời giật mình kinh hãi

- PV:Công ty thu mua RAT của bà con, họ cắm biển, đề mã ruộng ở ruộng nào tức là người làm ở ruộng đó phải bán rau cho họ chứ nhỉ?

-Bà Đoàn T.: Họ chỉ mua rau thôi, còn cái ruộng rau thì họ không quan tâm.

- Họ có giám sát việc mình sản xuất hay là phổ biến việc chăm sóc cây trồng như thế nào cho mình không?

- Kiểm tra có mỗi một lần, có hai ba cô về kiểm tra việc mình… bó rau rồi xem rau ngon hay không ngon, xong bảo mình phải bó dây quay thế này, buộc thế kia.

- Họ kiểm tra thế nào ạ?

- Họ cầm rau lật lên lật xuống xem, như người ta xem rau ngoài chợ ấy.

- Như nhà bà bán rau thường xuyên cho họ thì có được họ hỗ trợ phân bón hay gì không?

- Chả có cái gì sất. À, có, nó thí cho được mấy cái dây buộc rau.

- Ô thế họ thu mua RAT, rồi mã ruộng này nọ mà lại không hỗ trợ, không phổ biến một cái gì đến bà con mình?

- Không có một cái gì mà lại.

- Bà có học qua lớp nào về sản xuất RAT không?

- Không, tôi làm mấy chục năm nay, toàn tự làm hết. Cũng có lần HTX mở lớp để ở trên người ta về phổ biến kiến thức làm RAT nhưng mỗi đội sản xuất người ta chỉ nhặt độ 2 chục người đi học thôi.

- Chứng tỏ việc bà con nông dân mình hợp tác với doanh nghiệp…

- Bà Đoàn T. (cắt ngang): Có ra cái gì đâu.

Kỳ 2: Doanh nghiệp "rau sạch" toàn "bỏ bom" nông dân

Nhóm PV TT&ĐS

Tin liên quan

Đọc thêm

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu" Phóng sự

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu"

TTTĐ - Quá trình thâm nhập, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tận mắt chứng kiến những cánh rừng vùng biên giới tại hai xã Ia Púch và Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, đang ngày đêm "rỉ máu"
Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng Phóng sự

Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng

TTTĐ - Bên cạnh những khu tái định cư còn nhiều bất cập, thì Khu tái định cư Thủy điện Đăk Mi 1, do Công ty Cổ phần Quang Đức Kon Tum làm chủ đầu tư đang đem lại niềm vui, cuộc sống ấm no cho 37 hộ dân thôn Kon Năng, xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei (Kon Tum).
Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên Phóng sự

Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên

TTTĐ - Chiều 9/12, tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, đoàn công tác của báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tới dự lễ cầu siêu, dâng hương tri ân những anh hùng hi sinh trên các mặt trận của tỉnh Hà Giang.
Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư? Phóng sự

Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư?

TTTĐ - Loạt bài phản ánh của báo Tuổi trẻ Thủ đô cho thấy nhiều bất cập tại các khu tái định cư thuộc dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn ở huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đang cần được tháo gỡ.
Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong Phóng sự

Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong

TTTĐ - Khi người dân chuyển về khu tái định cư đã phát hiện nhiều bất cập khiến các hộ dân “đi không được, ở cũng không xong”. Thậm chí, có hộ dân phải “bỏ của chạy lấy người”...
Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư Phóng sự

Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư

TTTĐ – Câu chuyện đầu tư khu tái định cư cho người dân vùng thiên tai, khó khăn tại huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) không được tính toán thấu đáo, dẫn đến dự án rơi vào cảnh hoang phế, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng Phóng sự

Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng

TTTĐ - Liên quan đến việc triển khai Chỉ thị 24/CT-TU của Thành uỷ Hà Nội, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trao đổi...
Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu Phóng sự

Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu

TTTĐ - Chỉ thị 24 được Ban Thường vụ, Thường trực Quận ủy xác định là “luồng gió” mới trong thực hiện kỷ luật, kỷ cương thực thi công vụ.
Bài 3: Thủ đô tiên phong Phóng sự

Bài 3: Thủ đô tiên phong

TTTĐ - Chỉ thị số 24-CT/TU về “Tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội” được cho là "liều thuốc" hữu hiệu.
Bài 2: Nỗi đau từ “khối u ác tính” Phóng sự

Bài 2: Nỗi đau từ “khối u ác tính”

TTTĐ - Chỉ thị 24 - cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám nhận việc khó - là cách chữa trị đầu tiên tung ra giữa lúc cả xã hội đang cần một biện pháp hữu hiệu để điều trị căn bệnh trầm kha.
Xem thêm