Tag

Về miền đá ong

Văn học 24/01/2020 13:20
aa
Nói đến xứ Đoài, người ta thường nghĩ ngay đến các ngôi đình, chùa cổ nổi tiếng. Xứ Đoài còn một nét đẹp tiềm ẩn mà những ngày cuối năm khiến tôi nhớ về hơn cả. Đó là miền đá ong, vừa mang vẻ đặc trưng của một vùng đất, vừa đẹp, cổ kính mà lại rất đỗi thân thương, mộc mạc.

Về miền đá ong

Cổng làng Chi Quan (huyện Thạch Thất, Hà Nội) được làm bằng đá ong

Bài liên quan

Bất ngời với gói quà Tết độc đáo của con dâu trưởng

Xuân tình nguyện của tuổi trẻ Hà Đông

Hà Nội: Gặp mặt đại biểu văn nghệ sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo

Đó là những ngõ nhỏ, hai bên là những bức tường làm bằng đá ong. Đó có thể là một bức tường rào, cũng có khi là tường của một ngôi nhà nào đó quay lưng, quay sườn ra đường.

Đi trong những ngõ dài hun hút, lúc thì choáng ngợp bởi nắng vàng chiếu vào làm đá ong ánh lên thứ màu vàng xen lẫn lỗ chỗ như tổ ong màu son đỏ, lúc lại thâm trầm nâu xỉn bóng thời gian.

Nếu may mắn gặp một đám rước dâu trong ngõ đá ong ấy, đảm bảo người chụp ảnh vụng đến đâu cũng sẽ có những góc máy đẹp, bởi cái phông nền đá ong làm màu quá tuyệt vời.

Xưa kia, cứ nói đến đá ong là người ta nghĩ đến sự... nghèo. Bởi thổ nhưỡng, bởi khí hậu, độ cao, bởi bao nhiêu sự vần chuyển của đất trời, sản sinh ra thứ đất không phải là đất, đá không phải là đá, mà thành đá ong, nghe đã thấy sỏi cằn, lam lũ.

Người sống trên vùng đá ong ấy, nước thì ít, đất để sản xuất, trồng trọt cũng chẳng nhiều nhặn gì. Thế rồi "cái khó ló cái khôn", người ta biết "tận dụng" thứ tưởng chừng cản trở đời sống con người ấy vào việc phục vụ cho chính đời sống con người.

Chẳng cứ gì xứ Đoài, nhiều nơi trên đất Bắc cũng có những ngôi chùa, đền, những ngôi nhà, bức tường đá ong. Tuy nhiên, để trở thành dấu ấn về kiến trúc và văn hóa đậm nét thì xứ Đoài vẫn là số một.

Ngẫm lại, giống như trình tường, hàng rào đá của người vùng cao, bờ rào đá ong, ngõ đá ong đã khiến làng quê miền xuôi trở thành những bức tranh đầy tính nghệ thuật.

Bây giờ, đến xứ Đoài, trước khi vào làng đá ong, khách sẽ rất ngỡ ngàng trước những chiếc cổng đá ong mà niên đại của nó cách đây vài thế kỷ.

Đó là các cổng làng Chi Quan, Hương Ngải, làng Bùng quê hương trạng Bùng Phùng Khắc Khoan. Mỗi cổng làng một dáng vẻ, một kiểu cách, cổng còn nguyên vẹn, cổng đã biến dạng nhiều do dấu ấn thời gian song tựu chung đều làm bằng đá ong.

Đi qua những cổng làng ấy là con đường dài ngoằn ngoèo, mở ra nhiều nhánh. Tất thảy đều được bao bọc bởi thứ đá xù xì, lỗ chỗ như tổ ong và màu sắc thì ngẫu hứng theo sự bào mòn của mưa nắng.

Nhiều người nhớ ngõ đá ong ở làng Đường Lâm hơn cả. Bởi đó là làng cổ, làng du lịch, làng điện ảnh, là bối cảnh cho nhiều thước phim.

Làng Đường Lâm cũng nổi tiếng bởi những ngôi nhà cổ, chùa Mía, đình Mông Phụ, lăng Phùng Hưng. Đến Đường Lâm, khách cũng có khi may mắn được chuyện trò cùng nhà văn Hà Nguyên Huyến, nhà văn Đỗ Doãn Quát, nghe những người đã gắn bó cả đời với miền đá ong kể về sự khó nhọc đắp đổi của cha ông để xây cất những ngôi nhà mà cháu con ngày nay đang được thừa hưởng.

Xứ Đoài còn rất nhiều ngõ đá ong khác như ở làng Chàng Sơn, Cần Kiệm, Thạch Xá... mà vẻ đẹp của nó khiến bất cứ ai cũng phải trầm trồ, ngưỡng mộ.

Điều đặc biệt hơn, cách trung tâm Thủ đô chỉ chừng nửa giờ chạy xe máy, cuộc sống ở miền đá ong vẫn mang đậm nét cổ kính làng quê, đặc biệt mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

Một vài nồi bánh chưng cỡ đại đang sôi sình sịch trên những viên đá ong kê làm đầu rau và những thanh củi gộc cháy tỏa khói ấm sực một góc tường đá ong ám khói. Đó đây bên cầu ao kê mấy phiến đá ong vẫn còn tiếng người xì xào rửa lá, đãi đỗ hay mổ lợn chuẩn bị Tết.

Thấp thoáng bên bờ rào đá ong có những cành đào xòe cánh bung nụ.

Thời thế đổi thay, phận đá ong chẳng còn gắn với chữ nghèo như xưa... Đi trong màn mưa bay lất phất, lần tay vào mặt đá ong xù xì, lắng nghe tiếng đá thì thầm kể chuyện xưa, chuyện nay khi mùa xuân vừa chạm.

Tin liên quan

Đọc thêm

Đêm dịu dàng Văn học

Đêm dịu dàng

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài thơ "Đêm dịu dàng" của tác giả Nguyễn Thị Hồng Hà.
Lý giải tình yêu Văn học

Lý giải tình yêu

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài thơ "Lý giải Tình yêu" của tác giả Nguyễn Thị Hồng Hà.
Ra mắt 5 tác phẩm dự Giải thưởng văn học Kim Đồng Văn học

Ra mắt 5 tác phẩm dự Giải thưởng văn học Kim Đồng

TTTĐ - Sau một thời gian phát động, Ban Tổ chức Giải thưởng Văn học Kim Đồng lần thứ Nhất đã nhận được hơn 200 bản thảo của các tác giả từ khắp mọi miền Tổ quốc. 5 tác phẩm đầu tiên dự Giải thưởng đã được Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc. Đây là "đứa con tinh thần" nhiều tâm huyết của những nhà văn rất quen thuộc trên văn đàn hiện nay.
Chuyện tình từ một tên gọi Văn học

Chuyện tình từ một tên gọi

TTTĐ - Trong bài thơ "Chuyện tình từ một tên gọi" của thi sĩ Nguyễn Hồng Vinh, tác giả đã tài tình khắc họa một câu chuyện tình yêu đẹp đẽ, sâu lắng và ý nghĩa, bắt đầu từ tên gọi của nhân vật chính - Trúc.
Những tác phẩm bồi đắp tình yêu biển đảo quê hương Văn học

Những tác phẩm bồi đắp tình yêu biển đảo quê hương

TTTĐ - Trong tháng 3 này, hướng về biển đảo Việt Nam, Nhà xuất bản Kim Đồng tái bản những ấn phẩm đặc sắc nhất trong Tủ sách Biển đảo Việt Nam dành cho các em nhỏ. Mỗi cuốn sách là một hành trình độc đáo giúp bạn đọc tìm hiểu về vùng lãnh hải thân yêu của tổ quốc.
"Sống" - những khoảnh khắc giao cảm của mẹ và con gái Văn học

"Sống" - những khoảnh khắc giao cảm của mẹ và con gái

TTTĐ - Ngày 12/3, Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới độc giả cuốn tiểu thuyết bằng tranh đặc sắc mang tên "Sống" do hai nữ tác giả Hải Anh - một người trẻ Pháp gốc Việt và Pauline Guitton - một họa sĩ Pháp sáng tác.
Những nét đẹp vĩnh cửu trong bức tranh cuộc sống Văn học

Những nét đẹp vĩnh cửu trong bức tranh cuộc sống

TTTĐ - Trong từng câu thơ, Nguyễn Hồng Vinh đề cập đến "tình yêu", "chung thủy" như là những câu hỏi lớn của cuộc đời, tình yêu và sự kiên định trong tình yêu như những nét đẹp vĩnh cửu trong bức tranh cuộc sống.
Đà Nẵng khai xuân đọc sách, học vạn điều hay Văn học

Đà Nẵng khai xuân đọc sách, học vạn điều hay

TTTĐ - Với chủ đề "Khai Xuân đọc sách - Học vạn điều hay", Ngày hội Văn hóa đọc Đà Nẵng 2024 thu hút hơn 1.000 đầu sách mới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
Làm thế nào để chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong? Văn học

Làm thế nào để chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong?

TTTĐ - “Chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong” của Robert Jackman, là một cuốn sách chứa đựng những câu chuyện thực tế sinh động về những tổn thương đeo đuổi con người suốt cuộc đời và đưa ra thông điệp cùng quy trình tự chữa lành mà ai cũng có thể áp dụng.
Chờ em cất lời... Văn học

Chờ em cất lời...

TTTĐ - Nhiều lần đặt chân đến Lai Châu, trong đó có các huyện Mường Tè, Sìn Hồ, Than Uyên… PGS.TS, nhà thơ, nhà báo Nguyễn Hồng Vinh đã có những cảm tình đặc biệt với con người và mảnh đất nơi đây. Những ấn tượng tốt đẹp đó đi theo ông suốt cuộc đời làm báo để đến dịp đầu xuân Giáp Thìn 2024 này đã giúp ông “bật” ra những câu thơ trau chuốt, mượt mà, giàu ý nghĩa.
Xem thêm