Thứ hai 27/03/2023 17:54 Hotline: 0929242424 Email: [email protected] congan.hanoi.gov.vn

Về Vạn Phúc, nghe kể chuyện nghề dệt lụa

Người Hà Nội -
In bài viết

TTTĐ - Nhắc đến làng dệt lụa Vạn Phúc, Hà Đông, có lẽ đã không còn xa lạ với quá nhiều người. Nơi đây được coi là làng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nức tiếng khắp nơi trên cả nước. Trải qua nhiều thế kỷ,người dân làng lụa Vạn Phúc vẫn giữ được những nét đẹp tinh xảo, truyền thống.

Nghề dệt lụa Vạn Phúc được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Làng nghề dệt lụa tơ tằm lâu đời nhất

Mới đây, ngày 6/3/2023, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công bố nghề dệt lụa Vạn Phúc, phường Vạn Phúc, quận Hà Đông thuộc Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Làng nghề dệt lụa truyền thống Vạn Phúc là một trong những làng nghề nổi tiếng lâu đời, với hơn 1.000 năm. Làng nghề từng được công nhận kỷ lục “Làng nghề dệt lụa tơ tằm lâu đời nhất vẫn còn duy trì hoạt động đến ngày nay” do Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam trao tặng.

Làng lụa Vạn Phúc, Hà Đông ngày nay
Làng lụa Vạn Phúc, Hà Đông ngày nay

Làng dệt lụa Vạn Phúc còn có tên gọi khác là làng dệt lụa Hà Đông thuộc phường Vạn Phúc - Hà Đông - Hà Nội. Vốn tồn tại hơn 1000 năm, làng tơ lụa Vạn Phúc là 1 trong những làng dệt lụa đẹp nhất ở Việt Nam.

Lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các đời vua nhà Nguyễn, từ vua Khải Định đến vua Bảo Đại đều sai sứ thần ra tận Vạn Phúc mua sa, gấm đem về dùng. Lụa Vạn Phúc cũng như các sản phẩm thủ công truyền thống của các làng nghề Hà Nội, thường được nhắc đến trong thơ ca:

“The La, lĩnh Bưởi, chồi Phùng

Lụa vân Vạn Phúc, nhiễu vùng Mỗ Bôn”

Từ sản phẩm của một làng, lụa, gấm Vạn Phúc đã vượt qua giá trị hàng hoá đơn thuần trở thành một sản phẩm của văn hoá, biểu tượng của cái đẹp, của vùng đất Hà Đông và Thủ đô Hà Nội.

Đây là sản phẩm truyền thống có từ lâu đời
Đây là sản phẩm truyền thống có từ lâu đời

Cho đến hôm nay, lụa Vạn Phúc vẫn giữ được nét đẹp truyền thống của nó. Tơ lụa Vạn Phúc luôn được người dân trong nước lẫn bạn bè quốc tế đánh giá là đẹp bền. Bởi hoa văn trên lụa đa dạng, trang trí cân xứng, đường nét thanh thoát, giản đơn mang đến sự dứt khoát, phóng khoáng cho người xem, người mặc.

Nổi tiếng bởi bền, đẹp, mềm mại, nhẹ nhàng, lụa Vạn Phúc vẫn luôn mang đến cho du khách một cái nhìn rất văn hóa, rất truyền thống và ấn tượng. Cái nét đặc sắc, độc đáo ấy chính là nhờ đôi bàn tay khéo léo, điêu luyện, tinh đời của người dân Vạn Phúc. Trải qua bao thế hệ, lụa Vạn Phúc vẫn luôn giữ được những thủ pháp nghệ thuật truyền thống.

Nét đẹp lụa Vạn Phúc
Nét đẹp lụa Vạn Phúc

Lụa Vạn Phúc có nhiều loại nhưng nổi tiếng nhất phải kể tới lụa vân. Lụa vân luôn được ưa thích vì chất liệu mỏng mịn, không nhăn, có cả hoa nổi và hoa chìm, khi mặc thấy thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Sắc màu lụa vân đa sắc biến đổi lung linh.

Sản phẩm rực rỡ sắc màu
Sản phẩm rực rỡ sắc màu

Hoa văn trang trí trên lụa vân rất đa dạng như mẫu Song Hạc, Thọ Đỉnh, Tứ Quý… khiến cho các bộ trang phục trở nên duyên dáng, sống động. Ðiều đặc biệt, độc đáo của lụa vân là ở cách dệt, người thợ phải dệt khéo léo, hoàn toàn thủ công để tạo nên tấm lụa vân nổi tiếng khắp nơi.

Những người giữ lửa nghề lụa

Với sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp thời trang nổi tiếng, nhiều nhãn hàng liên tục được ra mắt, ngày càng nhiều người kinh doanh phục trang thì chuyện giữ gìn làng nghề và nét đẹp truyền thống càng trở thành một bài toán khó. Đặc biệt, với nghề lụa Vạn Phúc, để cho ra một sản phẩm, mất nhiều thời gian và công đoạn, thì việc giữ gìn và bảo tồn càng khó khăn.

Lụa Vạn Phúc với nhiều hoa văn đặc sắc
Lụa Vạn Phúc với nhiều hoa văn đặc sắc

Từng một thời, không chỉ người dân làng lụa Vạn Phúc mà cả những người mê lụa truyền thống nghĩ rằng, lụa Vân trong ca dao xưa sẽ chỉ còn là câu chuyện qua lời kể của những bậc cao niên trong làng, khó có thể nào tồn tại lâu đời cho đến ngày hôm nay.

Thế nhưng, với bàn tay cần mẫn, bằng tình yêu của mình, nhiều nghệ nhân tại nơi đây, vẫn giữ trọn vẹn, ngày đêm cần mẫn để nét đẹp văn hóa ngày càng được phát triển chứ không phải mai một theo thời gian.

Nghệ nhân Phạm Khắc Hà - Chủ tịch Hội làng nghề dệt lụa Vạn Phúc giới thiệu sản phẩm lụa tiến vua
Nghệ nhân Phạm Khắc Hà - Chủ tịch Hội làng nghề dệt lụa Vạn Phúc giới thiệu sản phẩm lụa tiến vua

Lớn lên trong thời chiến, người con làng Vạn Phúc (nay thuộc quận Hà Đông, TP Hà Nội) - ông Phạm Khắc Hà lựa chọn lên đường vào Nam chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Những năm tháng chiến tranh gian khổ đã trở thành đoạn ký ức không thể nào quên đối với ông.

Xa quê nhiều năm nhưng hình ảnh tấm lụa cùng khung dệt vẫn luôn hiện hữu trong trái tim ông. Bởi lẽ thanh niên Vạn Phúc sinh ra và lớn lên tại mảnh đất này vẫn luôn được tiếp thu truyền thống nghề dệt lụa. Gia đình ông Hà đã gắn bó với nghề dệt từ bao đời nay, chính vì vậy mà chàng thanh niên khi đó mang trong mình niềm khao khát được tiếp tục theo cha ông nối nghề.

Ông Hà chia sẻ: “Tôi gắn bó với nghề lâu đến vậy cũng là nhờ truyền thống cha ông truyền dạy và cái say mê với nghề đã được hình thành từ rất sớm. Là một người con đất Lụa, tôi đã quyết tâm giữ và phát triển nghề, đưa Lụa Vạn Phúc thành công được như hôm nay”.

Đối với ông Hà, lụa Vạn Phúc rất đặc biệt, nó mang một nét đặc sắc rất riêng mà chỉ nơi đây mới có. Hoa văn trên tấm lụa được vẽ tay tỉ mỉ rồi dệt lên chứ không giống các sản phẩm nơi khác chỉ đơn thuần là in lên.

Nhắc lại chuyện hồi sinh nghề dệt lụa, đặc biệt là việc góp công khôi phục dòng lụa vân từng một thời làm nên thương hiệu của làng, ông Hà kể: “Năm 1991, tôi nghỉ hẳn công việc tại nhà máy. Thời điểm đó, người làng bỏ nghề nhiều. Họ đua nhau bán máy dệt, gỡ bỏ khung cửi rồi bỏ làng, bỏ quê đi xứ khác làm thuê, kiếm sống… cảnh làng nghề buồn và đìu hiu lắm”.

undefined

Người làng đua nhau bỏ nghề nhưng cảnh tượng đó chẳng làm ông Hà chán nản, “chất lính” cứng cỏi luôn thôi thúc ông Hà phải giữ nghề. “Gia đình tôi đã có ít nhất 5 đời làm nghề dệt lụa tơ tằm truyền thống, bản thân tôi từ khi lên 10, tuổi thơ đã gắn liền với những sợi tơ, tiếng thoi dệt lụa.

Tôi luôn tâm niệm phải giữ lấy nghề vì nghề là máu thịt, mồ hôi, xương cốt cha ông làng Vạn Phúc để lại”. Vậy nên, bằng tất cả sự tâm huyết, quyên tâm giữ trọn nghề, bỏ ngoài tai những lời cười nhạo ông Hà đã dùng tất cả vốn liếng để xây dựng lại nghề dệt lụa.

Để nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh trên thị trường, ông quyết định đầu tư, nâng cao công cụ sản xuất, kết hợp tìm hiểu thị trường để tìm đầu ra cho sản phẩm lụa tơ tằm truyền thống.

Để tạo ra sự khác biệt, ngoài những sản phẩm, mẫu mã truyền thống lâu đời, ông Hà còn sáng tạo thêm các sản phẩm mới. Sản phẩm lụa hoa dây mang đặc trưng riêng của cơ sở ông Hà ra đời. Đây là hàng lụa mỏng, có hoa nổi, hoa chìm. Điểm đặc biệt ở sản phẩm này là, hoa nổi trên mặt lụa thì bóng mịn, hoa chìm phải soi qua ánh sáng mới thấy được. Ông Hà bảo, nếu xét trìu tượng thì lụa hoa dây ẩn chứa phần nào nét đẹp dịu dàng, đằm thắm của người phụ nữ Việt Nam, thuần khiết mà thanh nhã.

Nhờ những đóng góp tích cực trong lĩnh vực phát triển làng nghề truyền thống, ông Phạm Khắc Hà liên tục được người dân tín nhiệm, giữ cương vị Chủ tịch hiệp hội làng nghề Vạn Phúc.

Năm 2015, ông Hà là nghệ nhân duy nhất được vinh danh bảng vàng gia tộc, được Ban tổ chức “Kí ức Hà Nội” tặng Giấy khen nghệ nhân lụa truyền thống. Cùng thời điểm này, ông được nhận Danh hiệu “Thương binh sản xuất, kinh doanh giỏi Thủ đô” - là một trong những Cựu chiến binh tiêu biểu được Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh Hà Nội vinh danh.

Chi Chi
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Người thổi hồn dân tộc vào từng bức tranh Sen

Người thổi hồn dân tộc vào từng bức tranh Sen

TTTĐ - Triển lãm nghệ thuật Sen Việt “Vẻ đẹp thuần khiết” (diễn ra từ ngày 25 đến 31/3) tại chùa Quán Sứ (Hà Nội) đang thu hút đông đảo người tham quan. Gần 100 bức tranh sen của họa sỹ Nguyễn Thị Kim Đức được trưng bày tại triển lãm với mong muốn mang đến những cảm xúc tích cực, làm động lực giúp mỗi người thêm yêu cuộc sống, con người xung quanh.
Xây dựng không gian văn hóa đặc trưng cho Thăng Long - Hà Nội trên 4 chiều cạnh

Xây dựng không gian văn hóa đặc trưng cho Thăng Long - Hà Nội trên 4 chiều cạnh

TTTĐ - Tại Hội thảo "Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại", GS, TS Đặng Cảnh Khanh - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thanh niên đã có những luận bàn hết sức sâu sắc về xây dựng không gian văn hóa đặc trưng cho Thăng Long - Hà Nội thời hiện đại.
Tin khác
[Xem thêm]
Để vỉa hè trở thành không gian văn hoá của người Hà Nội...

Để vỉa hè trở thành không gian văn hoá của người Hà Nội...

TTTĐ - Với người dân Thủ đô, không gian vỉa hè là một nơi chứa đầy ý ức. Việc sinh hoạt, buôn bán trên những con phố vỉa hè, theo thời gian đã trở thành một nét văn hóa, một đặc trưng khiến người ta nhớ ngay đến Hà Nội. Dù vậy, làm sao để vỉa hè thực sự là không gian văn hoá của người Hà Nội thì rất cần văn hoá của người sử dụng vỉa hè ấy.
Về Vạn Phúc, nghe kể chuyện nghề dệt lụa

Về Vạn Phúc, nghe kể chuyện nghề dệt lụa

TTTĐ - Nhắc đến làng dệt lụa Vạn Phúc, Hà Đông, có lẽ đã không còn xa lạ với quá nhiều người. Nơi đây được coi là làng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nức tiếng khắp nơi trên cả nước. Trải qua nhiều thế kỷ,người dân làng lụa Vạn Phúc vẫn giữ được những nét đẹp tinh xảo, truyền thống.
Trao giải cuộc thi “Duyên dáng áo dài phụ nữ Mê Linh qua ảnh” năm 2023

Trao giải cuộc thi “Duyên dáng áo dài phụ nữ Mê Linh qua ảnh” năm 2023

TTTĐ - Nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, Hội LHPN huyện Mê Linh (Hà Nội) đã tổ chức trao giải cuộc thi “Duyên dáng áo dài phụ nữ Mê Linh qua ảnh” năm 2023. Nhân dịp này, huyện Mê Linh cũng phát động đợt thi đua cao điểm chào mừng kỷ niệm 75 năm Ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc.
Khai thác nét đẹp văn hóa lễ hội

Khai thác nét đẹp văn hóa lễ hội

TTTĐ - Trong hành trang tiến tới tương lai, chắc chắn người Hà Nội không thể thiếu “tài sản” vô giá, đó là giá trị văn hóa cổ truyền được bồi đắp qua hàng ngàn năm của mình. Lễ hội chính là một phần di sản phi vật thể ấy.
Văn hóa bán hàng - đừng để tiếng dữ đồn xa

Văn hóa bán hàng - đừng để tiếng dữ đồn xa

TTTĐ - Thời gian qua, có nhiều Tiktoker cũng như một số khán giả, cư dân mạng có một số ý kiến về văn hóa cư xử, văn minh thương mại của vài người bán hàng tại Hà Nội. Nhiều “tiếng đồn” xung quanh về các quán “bún chửi, cháo mắng” ở đất Hà thành, vậy liệu văn hóa kinh doanh nhỏ lẻ của một số người Hà Nội cần phải thay đổi như thế nào?
Hà Nội mùa hoa nở rộ - chụp sao cho đẹp cả ảnh, cả người

Hà Nội mùa hoa nở rộ - chụp sao cho đẹp cả ảnh, cả người

Những ngày qua, đặc biệt vào dịp cuối tuần không khó để bắt gặp hình ảnh người dân Hà Nội đổ về các tuyến phố để chụp ảnh như Hoàng Diệu, Trần Hưng Đạo, Khu Ngoại giao đoàn… nơi đang nở rộ các loài hoa như hoa ban, hoa sưa hay hoa phong linh… Chụp ảnh để lưu lại kỷ niệm, tranh thủ một trong những thời điểm Hà Nội lãng mạn nhất năm, thế nhưng nhiều người đã vô tình gây ra những hình ảnh rất phản cảm. Chụp sao cho ra những bức ảnh đẹp cả người, cả nét văn hoá ứng xử vẫn là một câu chuyện cũ mà không cũ.
Xem phiên bản di động