Tag

Việc ban hành Thông tư Quy định sữa học đường vướng mắc phải chăng vì lợi ích nhóm?

Dinh dưỡng 13/08/2019 13:42
aa
TTTĐ - Năm học mới sắp tới, nhiều tỉnh thành đang chuẩn bị đấu thầu sữa học đường nhưng không biết xây dựng tiêu chuẩn sữa như thế nào. Địa phương nào muốn triển khai đấu thầu cung cấp sữa cho các cháu thì phải phát văn bản hỏi khắp nơi như: Viện Dinh dưỡng, Cục An toàn thực phẩm... Đặc biệt, nhiều phụ huynh rất quan tâm đến tiêu chuẩn bổ sung 21 vi chất vào sữa học đường.

Việc ban hành Thông tư Quy định sữa học đường vướng mắc phải chăng vì lợi ích nhóm?

Học sinh ở Hà Nội uống sữa học đường

Bài liên quan

Ba năm vẫn “loay hoay” chưa có quy chuẩn cho sữa học đường ?

DN sữa đồng thuận, vì sao Bộ Y tế không ban hành quy chuẩn cho sữa học đường?

Bổ sung 21 vi chất là rất cần thiết

Thiếu vi chất đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ em từ khi trong bụng mẹ đến lứa tuổi học đường. Đó là những dưỡng chất nhỏ bé nhưng vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ trong giai đoạn "vàng".

Theo Báo cáo của Viện Dinh dưỡng, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể về cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho người dân, song tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi mỗi năm vẫn còn ở mức cao (24,3%) và tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng là những nguyên nhân chính dẫn tới chiều cao khiêm tốn của thanh niên Việt Nam hiện nay.

Ths.Bs Trần Khánh Vân
Ths.Bs Trần Khánh Vân

ThS. BS Trần Khánh Vân, Phó trưởng khoa vi chất dinh dưỡng (Viện dinh dưỡng quốc gia) cho biết: Điều tra toàn quốc về tình hình tiêu thụ lương thực, thực phẩm năm 2010 của viện cho thấy bữa ăn của người dân Việt Nam không đáp ứng đủ nhu cầu vi chất dinh dưỡng của cơ thể.

Khẩu phần ăn của người dân ở nông thôn mới đáp ứng được 23% nhu cầu vitamin A; 79% nhu cầu sắt và 56% nhu cầu kẽm. Tại thành phố, khẩu phần ăn của người dân mới đáp ứng được 35% nhu cầu vitamin A; 76% nhu cầu sắt và 57% nhu cầu kẽm.

Ngay cả với trẻ em từ 2 - 5 tuổi là đối tượng thường được ưu tiên thức ăn trong bữa ăn gia đình thì mức đáp ứng nhu cầu các vi chất dinh dưỡng cũng không đủ cho nhu cầu của cơ thể. Khẩu phần ăn của trẻ từ 2 - 5 tuổi đã đáp ứng được 95% nhu cầu năng lượng nhưng mới đáp ứng được 57% nhu cầu sắt và 65% nhu cầu vitamin A. Như vậy, sự có mặt của năng lượng trong khẩu phần không đồng nghĩa với việc có đủ các vi chất dinh dưỡng.

Nguyên nhân chính của thực trạng thiếu vi chất dinh dưỡng là do khẩu phần ăn của người Việt Nam hiện vẫn còn nghèo nàn, đơn điệu, thiếu các thức ăn động vật là nguồn cung cấp vi chất dinh dưỡng có giá trị sinh học cao. Khẩu phần ăn không đáp ứng đủ nhu cầu vi chất dinh dưỡng dẫn đến tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng (như: vitamin A, sắt, kẽm, iod) trầm trọng tới mức trở thành một vấn đề của sức khỏe cộng đồng, nhất là ở nhóm các đối tượng có nguy cơ cao…

Ths.Bs Trần Khánh Vân cũng khẳng định: “Việc tăng cường các vi chất dinh dưỡng đã được áp dụng trên thế giới từ rất lâu. Việc bổ sung các vi chất vào sữa học đường đang áp dụng ở Hà Nội và một số tỉnh thành khác với hàm đã được khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới đối với trẻ từ 6 tháng đến 12 tuổi. Dựa trên công thức này chúng tôi đã xây dựng các công thức để tăng cường vi chất dinh dưỡng kết hợp với sản phẩm để đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ. Ưu việt của Chương trình Sữa học đường là có độ bao phủ cao, giá thành được hỗ trợ rất nhiều lại có sự chung tay, hỗ trợ, giám sát của nhiều lực lượng…".

Viện dinh dưỡng đã có nhiều nghiên cứu căn cứ vào khâủ phần ăn của người Việt Nam, trước khi đưa khuyến nghị bổ sung 18+3 vi chất dinh dưỡng. Bà Trần Khánh Vân cũng cho biết việc tăng cường các vi chất dinh dưỡng đã được thực hiện từ lâu trên thế giới.

Tại cuộc họp góp ý dự thảo Quy định đối với sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cũng đã hỏi từng doanh nghiệp sữa về việc bổ sung nhiều loại vi chất vào sữa, tất cả doanh nghiệp đều trả lời thực hiện được, đồng thời các ý kiến đồng thuận cao về các loại sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường và nguyên liệu đầu vào của sữa.

: Cô giáo Vũ Vương Kiều Hoa với học sinh tại bữa ăn trưa.
: Cô giáo Vũ Vương Kiều Hoa với học sinh tại bữa ăn trưa.

ChịVũ Vương Kiều Hoa, Hiệu trường trường Mầm non Hoa hồng (Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ: “Chúng tôi và các phụ huynh rất mong muốn sớm có Quy chuẩn chung cho sữa học đường, đặc biệt là các quy chuẩn về tỷ lệ các vi chất bổ sung trong sữa học đường để đảm bảo an toàn cho trẻ, đồng thời cũng đảm bảo mục tiêu quốc gia về chương trình sữa học đường đó là đảm bảo tầm vóc của trẻ”.

Theo VTV1

Chậm trễ ban hành sẽ gây lãng phí lớn

Mặc dù nhận được sự đồng thuận của các doanh nghiệp nhưng cho đến thời điểm này, dư luận vẫn đặt câu hỏi vì sao Bộ Y tế vẫn chưa ban hành Quy chuẩn chung cho sữa học đường. Điều này quả thực rất khó hiểu với một chương trình có ý nghĩa xã hội lớn như vậy?

TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) nhận định: “Chương trình sữa học đường là một chủ trương đúng để góp phần nâng cao thể chất cho trẻ em. Việc thực hiện đấu thầu là hình thức cạnh tranh để tìm ra nhà cung cấp sản phẩm sữa hiệu quả nhất cho các trường học. Do đó nếu không đưa ra tiêu chí cụ thể thì làm sao có sự cạnh tranh để tổ chức đấu thầu? Việc chậm trễ ban hành quy định này có bí ẩn gì phía sau? Điều này cũng khiến cho việc tổ chức đấu thầu không được công khai, minh bạch khiến các đơn vị tham gia cũng như người dân có quyền đặt dấu hỏi nghi ngờ”.

“Đây không phải là một chương trình quá bí mật hay là xây dựng một đề án quá khó mà kéo dài hơn 3 năm. Càng chậm trễ càng gây tốn kém cho cả doanh nghiệp và xã hội, gây mất niềm tin của người dân. Trong bối cảnh chính phủ đang tạo thuận lợi kinh doanh thì thủ tục, thời gian cho một vấn đề quan trọng của đất nước thế này là quá chậm chạp, gây phiền hà. Cần quy trách nhiệm rõ ràng của các đơn vị liên quan khi đã được phân công cụ thể”, PGS. TS Ngô Trí Long nói.

PGS. TS Ngô Trí Long
PGS. TS Ngô Trí Long

Ông Nguyễn Đức Vinh, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em cho biết, sau khi lấy ý kiến góp ý của nhiều doanh nghiệp sữa, Vụ đang làm việc khẩn trương và xin lịch làm việc với lãnh đạo Bộ Y tế. Sắp tới, Bộ Y tế sẽ mời Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học Công nghệ và Bộ Tài nguyên môi trường để cùng thống nhất về nội dung trong Thông tư này.

Với tư cách là cơ quan đầu mối xây dựng Thông tư, ông Vinh cho biết, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em đang tham mưu cho lãnh đạo Bộ Y tế, sẽ đề xuất với Chính phủ, sau khi kết thúc Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020 theo Quyết định 1340/QĐ-TTg sẽ chuyển Chương trình này cho các tỉnh, thành phố tiếp tục triển khai thường quy.

Việc ban hành Thông tư Quy định sữa học đường vướng mắc phải chăng vì lợi ích nhóm?
Việc ban hành Thông tư Quy định sữa học đường vướng mắc phải chăng vì lợi ích nhóm?
Việc ban hành Thông tư Quy định sữa học đường vướng mắc phải chăng vì lợi ích nhóm?

Kết luận của Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường nêu rõ, đến ngày 10/7/2019, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em đã gửi Công văn số 3963/BYT-BMTE v/v góp ý Dự thảo Thông tư (hỏa tốc) gửi cho các các đơn vị đề nghị các đơn vị cho ý kiến đóng góp Dự thảo Thông tư nêu trên trước ngày 12/7/2019.

Ngoài ra, thực hiện nhiệm vụ được Bộ Y tế giao theo Điều 2, Quyết định 5450/QĐ-BYT, Viện Dinh dưỡng quốc gia đã đề xuất bổ sung 21 loại vi chất dinh dưỡng và hàm lượng cụ thể theo Văn bản số 363/VCDD-VDD ngày 03/7/2019 về việc đề xuất các loại vi chất dinh dưỡng và hàm lượng trong các sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường, đã được thống nhất theo tinh thần cuộc họp do Thứ trưởng Trương Quốc Cường chủ trì vào ngày 18/6/2019.

Vậy tại sao đến lúc này Bộ Y tế vẫn chưa ban hành theo tinh thần đã thống nhất trong cuộc họp ngày 18/6/2019, nhiều phụ huynh cho rằng, phải chăng Bộ Y tế lại muốn thay đổi theo ý chủ quan của ai hay có lợi ích nhóm mà lại tiếp tục mời doanh nghiệp họp vào ngày 15/8/2019 tới dây, gây lãng phí nguồn lực của nhà nước và doanh nghiệp.

Đọc thêm

Tăng dinh dưỡng đậu nành cho trái tim thêm khỏe Dinh dưỡng

Tăng dinh dưỡng đậu nành cho trái tim thêm khỏe

TTTĐ - Các món ăn từ đậu nành có thể nuôi dưỡng trái tim khỏe mạnh và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch cho gia đình Việt.
182 học viên tốt nghiệp tư vấn viên sức khỏe dinh dưỡng Nutrilite Dinh dưỡng

182 học viên tốt nghiệp tư vấn viên sức khỏe dinh dưỡng Nutrilite

TTTĐ - Công ty Amway Việt Nam vừa tổ chức lễ tốt nghiệp tư vấn viên sức khỏe dinh dưỡng Nutrilite 2023 cho 182 học viên là nhà phân phối của công ty.
Những điều cần biết về đạm, bí quyết sống khỏe với đạm thực vật Dinh dưỡng

Những điều cần biết về đạm, bí quyết sống khỏe với đạm thực vật

TTTĐ - Người Việt Nam đang tiêu thụ nhiều đạm động vật hơn mức khuyến nghị nhưng phải ăn thế nào mới cân bằng dinh dưỡng, phối hợp hài hòa giữa đạm động vật và đạm thực vật thì ít người biết?
Herbalife Việt Nam đồng hành cùng Cuộc thi “Tôi khỏe đẹp hơn” Dinh dưỡng

Herbalife Việt Nam đồng hành cùng Cuộc thi “Tôi khỏe đẹp hơn”

TTTĐ - Herbalife Việt Nam, một trong những công ty hàng đầu về sức khỏe và thể chất, đồng hành cùng Báo Sức khỏe và Đời sống, cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế, tổ chức lễ trao giải Cuộc thi “Tôi khỏe đẹp hơn”, chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh VTC1, phát trực tuyến trên website và các kênh Facebook, Youtube và Tiktok của Báo Sức khỏe & Đời sống. Lễ trao giải có sự hiện diện của Lãnh đạo Bộ Y tế và đại diện các cơ quan ban ngành thuộc Bộ.
Khám phá lợi ích mới từ đậu nành truyền thống Dinh dưỡng

Khám phá lợi ích mới từ đậu nành truyền thống

TTTĐ - Khi hiểu rõ lợi ích của đậu nành dựa trên những khám phá khoa học mới, chắc chắn bạn không còn xem đậu nành là lựa chọn “xưa cũ”. Ngược lại, bạn sẽ bổ sung ngay thực phẩm từ đậu nành vào khẩu phần hằng ngày.
Bạn có biết đường ruột ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tinh thần? Dinh dưỡng

Bạn có biết đường ruột ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tinh thần?

TTTĐ - Có nhiều nguyên nhân gây ra căng thẳng, song nhiều người không biết rằng đường ruột không khỏe cũng có thể gây nên trạng thái căng thẳng kéo dài.
Lựa chọn xu hướng sống xanh, Gen Z cổ vũ dinh dưỡng thực vật Dinh dưỡng

Lựa chọn xu hướng sống xanh, Gen Z cổ vũ dinh dưỡng thực vật

TTTĐ - Với hành động tích cực thêm đạm thực vật vào bữa ăn hằng ngày, những người tiêu dùng trẻ cấp tiến đang lan tỏa mạnh mẽ xu hướng tiêu dùng dinh dưỡng thực vật vì sức khỏe bản thân lẫn lợi ích cho môi trường.
Sai lầm phổ biến trong chế độ ăn uống của người mắc bệnh tim mạch Dinh dưỡng

Sai lầm phổ biến trong chế độ ăn uống của người mắc bệnh tim mạch

TTTĐ - Người bệnh tim mạch uống thuốc điều trị nhưng ăn uống không phù hợp, giống như đưa chất độc vào cơ thể. Đó là chia sẻ của TS.BS Lưu Ngân Tâm, Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Chợ Rẫy, tại buổi tập huấn chăm sóc dinh dưỡng bệnh lý do Vinamilk phối hợp với CLB Điều dưỡng trưởng Việt Nam tổ chức vừa qua.
Bosukid DHT - Lựa chọn tối ưu cho bé hay biếng ăn, còi cọc Dinh dưỡng

Bosukid DHT - Lựa chọn tối ưu cho bé hay biếng ăn, còi cọc

TTTĐ - Mặc dù, chuyện cân nặng ở trẻ nhỏ không còn quá nặng nề như trước nhưng nỗi lo con không chịu ăn, chậm lớn, còi cọc vẫn thường trực không thôi với nhiều bố mẹ. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì và giải pháp nào giúp cải thiện hiệu quả?
Đạm thủy phân tự nhiên - quà tặng cho sức khỏe con yêu Dinh dưỡng

Đạm thủy phân tự nhiên - quà tặng cho sức khỏe con yêu

Với ưu điểm vượt trội là hấp thu nhanh - trực tiếp, an toàn, phát huy tác dụng nhanh chóng, đạm thủy phân là lựa chọn hoàn hảo để bổ sung dinh dưỡng cho trẻ, đặc biệt là trẻ biếng ăn, hay ốm, còi cọc.
Xem thêm