Thứ bảy 01/04/2023 12:37 Hotline: 0929242424 Email: [email protected] congan.hanoi.gov.vn

Việt Nam cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050

Môi trường -
In bài viết

TTTĐ - Ngày 14/12, tại Hà Nội, Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam phối hợp cùng tạp chí Môi trường và Cuộc sống tổ chức diễn đàn với chủ đề “Trách nhiệm cộng đồng và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050”.

Tập đoàn SIA cam kết đạt lượng khí phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 Singapore đặt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 trước năm 2050 UOB cam kết mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 Nỗ lực giảm cường độ phát thải nhà kính trên GDP: Cần sự chung tay của cả cộng đồng

Nằm trong chuỗi sự kiện, diễn đàn lần này với chủ đề: “Trách nhiệm cộng đồng và doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050” sẽ là nơi để các đại biểu, nhà khoa học và doanh nghiệp trao đổi, thảo luận, đánh giá đúng hiện trạng phát triển hiện nay và xác định những hướng mới cũng như đề xuất các biện pháp mới để chung tay thực hiện mục tiêu cũng như cam kết của Việt Nam tại COP 26 là phấn đấu đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Việt Nam cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050
TS. Nguyễn Linh Ngọc - Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam phát biểu khai mạc Diễn đàn

Phát biểu khai mạc diễn đàn, TS. Nguyễn Linh Ngọc, Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam cho biết: Những năm gần đây, trên thế giới và Việt Nam liên tục xuất hiện các hiện tượng thiên nhiên bất thường như hạn hán, lũ lụt, động đất… do biến đổi khí hậu làm hàng ngàn người chết và mất tích, thiệt hại vật chất không thể đong đếm được. Đây là một trong những thách thức lớn đối với toàn nhân loại. Nguyên nhân chính được ghi nhận là do lượng phát thải khí nhà kính không có xu hướng giảm trong những năm qua. Nếu tình trạng này còn gia tăng, nó sẽ làm nặng nề thêm những thay đổi của khí hậu toàn cầu cũng như gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với tự nhiên và con người.

Việt Nam cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050
Các đại biểu tham dự Diễn đàn

Để giảm những hậu quả do biến đổi khí hậu gây ra, điều quan trọng là phải giảm phát thải khí nhà kính. Tại Việt Nam, giảm phát thải nhà kính đã được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm. Chính phủ đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030; Chiến lược quốc gia về chống biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050, đồng thời, đưa ra một lộ trình tổng thể nhằm hiện thực hóa các mục tiêu khí hậu đã cam kết bằng việc tạo hành lang pháp lý, thúc đẩy và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, các ngành, các địa phương cùng có trách nhiệm giảm phát thải…

Việt Nam cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050

TSKH. Phan Xuân Dũng - Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên Hiệp Hội Việt Nam

TSKH. Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên Hiệp Hội Việt Nam cho biết: Mục tiêu của Đảng và Nhà nước là vào năm 2050 phát thải ròng bằng 0. Để đạt được mục tiêu này rất cần nhiều yếu tố, nỗ lực chung đặc biệt quan trọng là những đóng góp, kiến nghị của các nhà khoa học, chuyên gia về môi trường, công nghệ. Vì vậy thông qua các báo cáo của các chuyên gia hôm nay để kiến nghị lên Quốc hội, từ đó Quốc hội có những chỉ đạo thiết thực để thực hiện mục tiêu này.

Việt Nam cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050
Ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường

Liên quan đến vấn đề này, ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu cho biết: Việt Nam cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, đây là xu thế, con đường chính sách pháp luật theo dòng tích cực cùng với thế giới. Vấn đề trách nhiệm cộng đồng và doanh nghiệp Việt Nam trong việc thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, là đặc biệt quan trọng góp phần giúp Việt Nam cùng thế giới chung tay ứng phó với biến đổi khí hậu.

Việt Nam cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050
Ông Nguyễn Quang Huân - Đại biểu Quốc hội khóa XV, Ủy ban KHCN& Môi trường Quốc hội phát biểu tại Diễn đàn

Nói về tác động của carbon tới hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam và giải pháp thích ứng, ông Nguyễn Quang Huân, Đại biểu Quốc hội khóa XV, Ủy ban KHCN& Môi trường Quốc hội đề xuất kiến nghị giải pháp: Lập mô hình tài chính – kỹ thuật nhằm đạt Netzero (2050) và phân bổ theo các ngành. Xây dựng chính sách áp thuế carbon cho các mặt hàng trong nước. Nghiên cứu cơ chế hoạt động của thị trường tín chỉ carbon trên thế giới & áp dụng sớm tại Việt Nam (từ 2023).

Việt Nam cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050
Tiến sĩ Nguyễn Văn Minh - Trưởng phòng, Cục biến đổi khí hậu

Để có cái nhìn rõ hơn về lộ trình phát triển thị trường carbon tại Việt Nam và vai trò của doanh nghiệp, Tiến sĩ Nguyễn Văn Minh - Trưởng phòng, Cục biến đổi khí hậu cho biết: Luật BVMT năm 2020 đã quy định về tổ chức và phát triển thị trường carbon trong nước, với lộ trình vận hành chính thức từ năm 2028. Đây là căn cứ pháp lý mới nhất quy định về tổ chức và phát triển thị trường carbon. Thị trường carbon trong nước bao gồm các hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon, bù trừ tín chỉ carbon.

Nói về quyền lợi và trách nhiệm của doanh nghiệp, Tiến sĩ Nguyễn Văn Minh cho rằng khi tham gia vào thị trường carbon, doanh nghiệp được thực hiện cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon và được đầu tư, kinh doanh hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tín chỉ carbon trên thị trường carbon.

Việt Nam cam kết phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050
Toàn cảnh diễn đàn

Tuy nhiên, để được hưởng hai lợi ích trên, doanh nghiệp cần phải chủ động tìm hiểu quy định pháp luật về giảm phát thải khí nhà kính; Tìm hiểu về thị trường carbon và tăng cường năng lực về kiểm kê khí nhà kính; Tăng cường năng lực về thực hiện hoạt động giảm phát thải khí nhà kính, cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon.

Phát biểu bế mạc diễn đàn, ông Nguyễn Linh Ngọc, Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam nhận định, qua những ý kiến của các diễn giả trình bày tham luận tại diễn đàn, chúng ta nhìn nhận được việc cần phải chuyển đổi về công nghệ hướng đến tiết kiệm năng lượng và vấn đề giảm khí thải nhà kính, tăng cường trồng rừng nhằm tận dụng nguồn tài chính từ tín chỉ carbon, nếu chúng ta có thị trường carbon minh bạch sẽ đóng góp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozone, đặc biệt cộng đồng và doanh nghiệp có vai trò đặc biệt quan trong việc giúp Việt Nam đạt các mục tiêu giảm thiểu phát thải khí nhà kính, để thực hiện cam kết đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050.

Huyền Thanh
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Bắc Bộ chuẩn bị đón nắng nóng cục bộ

Bắc Bộ chuẩn bị đón nắng nóng cục bộ

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 31/3, khu vực từ Đà Nẵng đến Bình Thuận, Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng, có nơi nắng nóng; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Hà Nội nhiều mây, sáng và đêm có mưa

Hà Nội nhiều mây, sáng và đêm có mưa

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, đêm 28 và sáng sớm 29/3, khu vực vùng núi Bắc Bộ đã có mưa rào và dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to. Lượng mưa tính từ 19 giờ ngày 28 đến 3 giờ ngày 29/3 có nơi trên 20mm như Nậm Pồ (Điện Biên) 38.2mm, Tân Uyên (Lai Châu) 26mm, Quỳnh Nhai (Sơn La) 24.8mm, Sa Pa (Lào Cai) 36mm...
Tin khác
[Xem thêm]
Từ phế phẩm nông nghiệp thành nguyên liệu hữu ích

Từ phế phẩm nông nghiệp thành nguyên liệu hữu ích

TTTĐ - Sau mỗi vụ thu hoạch lúa, lượng rơm rạ dư thừa thường được nông dân xử lý bằng biện pháp đốt ngay trên đồng ruộng vừa gây ô nhiễm môi trường, vừa ảnh hướng đến hệ sinh thái đồng ruộng. Tuy nhiên, người dân tại huyện Tiên Lữ (Hưng Yên) có cách làm khác khi biến phế phẩm nông nghiệp thành nguyên liệu hữu ích trong đời sống.
Tiết kiệm nước - Hành động nhỏ, ý nghĩa lớn

Tiết kiệm nước - Hành động nhỏ, ý nghĩa lớn

TTTĐ - Ngày nước thế giới năm 2023 có chủ đề “Thúc đẩy sự thay đổi”, kêu gọi cộng đồng cùng thực hiện các chương trình hành động bảo vệ tài nguyên nước, thay đổi cách thức sử dụng, khai thác và quản lý nước trong cuộc sống hàng ngày.
Xem phiên bản di động