
Việt Nam cần động lực tăng trưởng mới để củng cố quá trình hồi phục hậu Covid-19
TTTĐ – Dù chịu ảnh hưởng của Covid-19 trong nửa đầu năm 2020 nhưng nếu tình hình thế giới được từng bước cải thiện, các hoạt động kinh tế của Việt Nam sẽ phục hồi vào nửa cuối của năm 2020 khiến cho nền kinh tế sẽ đạt tăng trưởng khoảng 2,8% cho cả năm nay và 6,8% trong năm 2021. Nếu tình hình bên ngoài kém thuận lợi hơn, nền kinh tế sẽ tăng trưởng khoảng 1,5% trong năm 2020 và 4,5% trong năm 2021.
![]() |
Kinh tế Việt Nam có thể hồi phục vào nửa cuối năm 2020 (Ảnh minh họa) |
Đó là nhận định của các chuyên gia trong báo cáo Điểm lại cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam có tiêu đề “Trạng thái bình thường mới ở Việt Nam sẽ ra sao? Tác động kinh tế của Covid-19” do Ngân hàng Thế giới công bố ngày 30/7.
Thách thức lớn của Việt Nam là phải tìm ra những động lực tăng trưởng mới để củng cố quá trình hồi phục. Động lực tăng trưởng truyền thống của quốc gia – sức cầu từ nước ngoài và tiêu dùng trong nước – khó có thể sớm quay lại như trước khủng hoảng, vì vẫn còn nhiều yếu tố bất định cả trong nước và bên ngoài. Covid-19 cũng làm gia tăng bất bình đẳng vì đại dịch lần này tác động đến doanh nghiệp và người dân theo nhiều mức độ khác nhau, chẳng hạn người lao động ở các ngành dịch vụ bị giảm thu nhập hơn nhiều so với nông dân.
Theo bà Stefanie Stallmeister, Quyền giám đốc quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, để thích nghi với trạng thái bình thường mới, các nhà hoạch định chính sách cần tìm ra hướng đi mới để bù lại cho những động lực tăng trưởng truyền thống đang yếu đi, đồng thời quản lý được tình trạnh bất bình đẳng gia tăng. Tuy nhiên, nhờ đi trước các nước trong việc xử lý khủng hoảng Covid-19, Việt Nam có được cơ hội đặc biệt để tăng hiện diện của mình trên kinh tế toàn cầu và trở thành quốc gia đi đầu trong thế giới công nghệ số của ngày mai.
Báo cáo khuyến nghị ba biện pháp bổ trợ nhau mà Chính phủ cần sớm thực hiện nhằm tránh bẫy kinh tế Covid-19 và có thể quay lại quỹ đạo tăng trưởng cao, bao trùm trước đó. Biện pháp thứ nhất là cần cân nhắc và thận trọng từng bước gỡ bỏ hạn chế đi lại quốc tế, cân đối với những quan ngại về an toàn, do nền kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc vào khách và đầu tư nước ngoài. Biện pháp thứ hai là đẩy nhanh triển khai chương trình đầu tư công hiện hành nhằm tăng cầu trong nước. Tuy nhiên, để triển khai hiệu quả biện pháp này cần đảm bảo nguồn lực được điều chuyển đến những dự án đem lại tác động tích cực lớn nhất cho cả nền kinh tế và việc làm, đồng thời giảm thiểu được tổn thất tài chính và kỹ thuật trong quá trình triển khai. Ba là cần hỗ trợ có mục tiêu cho khu vực tư nhân, đặc biệt là những ngành nghề bị ảnh hưởng nặng nề nhất như du lịch, chế biến chế tạo cho xuất khẩu, thông qua hỗ trợ tài chính kết hợp với các chính sách khuyến khích thông minh.
Việt Nam cũng có thể tận dụng được một số xu hướng toàn cầu, đang được đẩy nhanh bởi Covid-19, nhằm thúc đẩy nghị trình trong nước. Chẳng hạn, trong hệ thống thương mại toàn cầu mới, Việt Nam có thể củng cố dấu ấn hiện nay của mình bằng cách gây dựng liên minh chiến lược với các quốc gia có tỷ lệ lây nhiễm Covid-19 thấp, đồng thời đẩy mạnh nỗ lực xúc tiến thu hút các doanh nghiệp đang có kế hoạch đang dạng hóa chuỗi cung ứng.
Tương tự, Covid-19 cũng đem lại cơ hội đặc thù để hướng tới nền kinh tế "không tiếp xúc” thông qua đẩy mạnh thanh toán công nghệ số, giáo dục trực tuyến, khám chữa bệnh từ xa, chia sẻ dữ liệu số hóa và qua đó giúp đáng ứng nhu cầu đang tăng nhanh về dịch vụ có chất lượng của tầng lớp trung lưu trong nước.

Chiều 24/1, Việt Nam tiếp tục không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới

Kiểm tra công tác phòng chống dịch Covid-19 tại tỉnh Đồng Tháp và Cần Thơ

Kiểm tra công tác phòng chống dịch Covid-19 tại Quảng Ninh

Chiều 23/1, không có bệnh nhân Covid-19

Người Việt ở nước ngoài lại lao đao vì biến thể mới của Sars-Cov-2

Kết quả xổ số Vietlott ngày 25/1: Tìm chủ nhân may mắn của Max 3D
Xã hội 25/01/2021 19:35

Thị xã Bỉm Sơn - Khát vọng hướng tới tương lai
Đô thị 25/01/2021 15:44

Đường hoa "Home Hanoi Xuan 2021" sắp xuất hiện tại Hà Nội
Đô thị 25/01/2021 13:28

TP HCM hỗ trợ tỉnh Bình Phước gần 900 triệu đồng chăm lo Tết
Xã hội 25/01/2021 11:10

TP Thủ Đức: Hỗ trợ người dân chuyển đổi giấy tờ không thu phí
Xã hội 25/01/2021 11:00

Hà Nội mở thêm 4 tuyến buýt mới ra ngoại thành từ ngày 1/2
Đô thị 25/01/2021 06:00

Tin tức trong ngày 25/1: 100 chuyến hàng Tết sẽ được đưa về ngoại thành
Xã hội 25/01/2021 06:00

Các doanh nghiệp cần chịu trách nhiệm về chất lượng an toàn thực phẩm trong dịp Tết
Xã hội 24/01/2021 20:12

Diễn biến thời tiết trong thời gian diễn ra Đại hội Đảng XIII
Môi trường 24/01/2021 20:10

Chuẩn bị lấy nước đợt 2 phục vụ gieo cấy lúa vụ Xuân
Xã hội 24/01/2021 18:29

Kết quả xổ số Vietlott ngày 24/1: Dò con số trúng trưởng của bạn tại đây
Xã hội 24/01/2021 18:27
Đọc nhiều
-
Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng thăm và trao quà cho công nhân lao động nhà máy Tân Đệ 6
-
Quảng Nam: Nam thanh niên bị ô tô chở khách tông, kéo lê hơn 35m tại Tỉnh lộ 603
-
Đà Nẵng: Bắt khẩn cấp 2 đối tượng đột nhập nhà dân trộm cắp tài sản
-
Đà Nẵng: Công bố quyết định bổ nhiệm hai Giám đốc Sở
-
Quảng Nam: Bắt giữ 4 đối tượng trộm cắp xe máy, làm giả giấy tờ xe để bán ở Điện Bàn
Đáng chú ý
Rao vặt

Cơ hội trúng ngay vàng 9999 khi mua Nước Trái cây Pushmax

Hải Phòng: Khai trương cửa hàng nhân sâm Tuấn Tú 74 Văn Cao

Lý do bất động sản Nam Phú Quốc hot nhất thị trường địa ốc 2020?

Hòa Bình trúng thầu 4 dự án mới trị giá hơn 1.000 tỷ đồng

Melinh PLAZA Yên Bái: Cơ hội đầu tư sinh lời tại thành phố Yên Bái
