Thứ ba 19/03/2024 14:12 Hotline: 0929242424 Email: [email protected] congan.hanoi.gov.vn

Vụ án Ngân hàng Đại Tín: Nhiều vấn đề được làm sáng tỏ

Pháp luật -
In bài viết

TTTĐ - Sau 4 ngày xét xử vụ án Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Tổ giám sát của NHNN đặt tại Ngân hàng Đại Tín (Trustbank), đại diện VKS đề nghị áp dụng các tình tiết giảm nhẹ đặc biệt choc các bị cáo vì các bị cáo đều là những người có đóng góp rất lớn cho ngành ngân hàng; Luật sư bào chữa của ông Đặng Thanh Bình đề nghị không xử lý hình sự đối với nguyên Phó thống đốc vì chưa đủ cơ sở pháp luật.

Vụ án Ngân hàng Đại Tín: Nhiều vấn đề được làm sáng tỏ

Luật sư đề nghị không xử lý hình sự đối với ông Đặng Thanh Bình

Theo cáo buộc của VKSND Tối cao, ông Đặng Thanh Bình, cựu Phó Thống đốc NHNN Việt Nam đã thực hiện không đúng yêu cầu khi bút phê vào tờ trình 1340 ngày 4/9/2012 với nội dung: “Việc kiểm tra vốn góp sẽ được thực hiện sau này. Cần xem xét và đề xuất cách làm để đảm bảo thực hiện yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ cũng như chính Ngân hàng Nhà nước”. Sau khi có bút phê trên, ngày 6/9/2012, ông Đặng Thanh Bình ký công văn gửi Ngân hàng Đại Tín chấp thuận Phương án tái cơ cấu và sau đó thông báo ý kiến của Ban chỉ đạo tái cơ cấu cũng như ký chấp thuận chính thức phương án tái cơ cấu Ngân hàng Đại Tín.

Vụ án Ngân hàng Đại Tín: Nhiều vấn đề được làm sáng tỏ

Nguyên phó Thống đốc Đặng Thanh Bình vừa được NHNN đề nghị không xử lý hình sự.

Tại phiên tòa, đại diện VKSND Tối cao cáo buộc ông Đặng Thanh Bình đã thực hiện không đúng phương án do chính Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ và kiến nghị của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, không chỉ đạo việc đánh giá năng lực tài chính và để nhóm Phạm Công Danh sử dụng ngân hàng như công cụ phạm tội và gây thiệt hại cho ngân hàng này. Tuy nhiên, vấn đề bút phê đã không được đề cập đến trong phần luận tội của đại diện VKS.

Trong phần tranh luật, Luật sư bào chữa cho ông Đặng Thanh Bình lập luận, chưa đủ cơ sở kết luận ông Đặng Thanh Bình thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Cụ thể, việc chấp thuận chủ trương để nhóm nhà đầu tư mới (nhóm Thiên Thanh) tham gia tái cơ cấu Ngân hàng Đại Tín, phê duyệt việc chuyển nhượng cổ phần giữa nhóm nhà đầu tư Thiên Thanh với nhóm cổ đông lớn của Ngân hàng Đại Tín (nhóm Phú Mỹ), phê duyệt chính thức Phương án tái cơ cấu Ngân hàng Đại Tín là những vấn đề rất lớn của ngành Ngân hàng không phải thẩm quyền của cá nhân ông Đặng Thanh Bình.

Cụ thể Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, ông Đặng Thanh Bình chỉ đạo, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng đã thực hiện việc kiểm tra bắt đầu từ tháng 5/2012 cho đến khi Phương án tái cơ cấu được chấp nhận chính thức (tháng 2/7/2013). Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, Ban cán sự Đảng Ngân hàng Nhà nước xem xét quyết định chấp thuận chủ trương Phương án tái cơ cấu Ngân hàng Đại Tín tại cuộc họp Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước ngày 3/7/2012; chấp thuận việc xem xét cho chuyển nhượng cổ phần tại cuộc họp Ban Cán sự Đảng Ngân hàng Nhà nước ngày 20/11/2012; chấp thuận chính thức Phương án tái cơ cấu tại cuộc họp Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước ngày 27/6/2013; Thủ tướng Chính phủ chấp thuận Phương án tái cơ cấu Ngân hàng Đại Tín theo đề xuất của Ngân hàng Nhà nước.

Do vậy, không thể kết luận là ông Đặng Thanh Bình là người quyết định để Phạm Công Danh tham gia tái cơ cấu Ngân hàng Đại Tín, từ đó sử dụng ngân hàng Đại Tín như một công cụ để thực hiện hành vi vi phạm, gây thiệt hại cho ngân hàng.


Vụ án Ngân hàng Đại Tín: Nhiều vấn đề được làm sáng tỏ

NHNN đã đề nghị tòa miễn, giảm trách nhiệm hình sự cho nguyên 5 cán bộ.


Đối với bút phê “Việc kiểm tra vốn góp sẽ được thực hiện sau này” của ông Đặng Thanh Bình trên Tờ trình 1340 ngày 4/9/2012, Luật sư khẳng định đây là chỉ đạo đúng quy định của pháp luật. Thực tế, tại tờ trình này, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng đề xuất Thống đốc cho phép áp dụng điều kiện tài chính đối với nhà đầu tư tham gia tái cơ cấu Ngân hàng Đại Tín như điều kiện đối với cổ đông sáng lập ngân hàng (thành lập mới). Nghĩa là, nhóm nhà đầu tư tham gia tái cơ cấu Ngân hàng Đại Tín không được sử dụng vốn uỷ thác, vốn vay của các tổ chức, cá nhân khác để góp vốn (mua cổ phần hiện hữu của các cổ đông và phần tăng thêm để tăng vốn điều lệ của Ngân hàng Đại Tín từ 3.000 tỷ đồng lên 7.500).

Do đó, bút phê “việc kiểm tra vốn góp sẽ được thực hiện sau này” của ông Đặng Thanh Bình để chỉ đạo việc kiểm tra nguồn gốc của số tiền mà nhóm nhà đầu tư mới sử dụng để mua cổ phần hiện hữu và cổ phần tăng thêm khi Ngân hàng Đại Tín tăng vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng lên 7.500 tỷ đồng, nhằm đảm bảo tiền mua cổ phần và tăng vốn không phải là tiền nhận uỷ thác, vốn vay của tổ chức, cá nhân khác.

“Hậu quả” do vi phạm nào gây ra?

Trong phần đối đáp ngày 28/6, đại diện VKS đã không còn đề cập đến bút phê để bắt lỗi ông Đặng Thanh Bình và đề nghị Tòa án xem xét tiếp tục giảm nhẹ hình phạt so với chính mức hình phạt mà đại diện VKS đề xuất do những đóng góp đặc biệt lớn của các bị cáo đối với ngành ngân hàng. Giữa luật sư và đại diện VKS tiếp tục đối đáp về vấn đề hậu quả của vụ án có nguyên nhân từ đâu.

Theo Luật sư bào chữa cho ông Đặng Thanh Bình, việc Phạm Công Danh được tham gia tái cơ cấu Ngân hàng Đại Tín không phải là hậu quả tất yếu của việc ông Đặng Thanh Bình ký bút phê trên Tờ trình 1340 ngày 4/9/2012; việc Phạm Công Danh cố ý vi phạm pháp luật không có quan hệ nhân quả với việc thực thi công vụ của ông Đặng Thanh Bình.

Bời vì, việc nhóm nhà đầu tư Thiên Thanh tham gia tái cơ cấu Ngân hàng Đại Tín là dựa trên cơ sở báo cáo đánh giá, phân tích, đề xuất của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng; được tập thể Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước thống nhất quyết định không phải do quyết định cá nhân của ông Đặng Thanh Bình. Hơn thế, ông Đặng Thanh Bình đã thực hiện đúng, đầy đủ nhiệm vụ được giao; chỉ đạo, điều hành phương án tái cơ cấu đúng quy định của pháp luật, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước nên hành vi thực hiện nhiệm vụ của ông Đặng Thanh Bình không có dấu hiệu của tội phạm và không gây ra hậu quả pháp lý nào.

Việc đánh giá năng lực tài chính của nhóm nhà đầu tư mới đã được Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thực hiện từ tháng 5/2012 đến tháng 7/2013 và trong các tờ trình gửi Lãnh đạo NHNN, ông Đặng Thanh Bình đều bút phê yêu cầu kiểm tra, đánh giá năng lực tài chính một cách thận trọng để “thật minh bạch”. Do đó, đây không phải là nguyên nhân dẫn đến hậu quả của vụ án này.

Luật sư cho rằng, việc Phạm Công Danh thực hiện hành vi phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng không phải là do bút phê của ông Đặng Thanh Bình mà là hậu quả có liên quan trực tiếp với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng. Khi phát hiện một số dấu hiệu sai phạm trong việc cho vay của Ngân hàng Đại Tín, Tổ giám sát đã báo cáo Thống đốc Nguyễn Văn Bình lúc ấy.

Thống đốc đã giao cho Phó thống Đốc Đặng Thanh Bình chỉ đạo giải quyết. Theo đó, ông Đặng Thanh Bình đã có ý kiến chỉ đạo Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng kiểm tra, làm rõ và đề xuất hướng xử lý. Chính việc cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng chậm xử lý thông tin báo cáo của Tổ giám sát; không có báo cáo đề xuất và tham mưu theo chỉ đạo của Thống đốc, Phó Thống đốc Đặng Thanh Bình là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc Phạm Công Danh có thể thực hiện được vi phạm, sử dụng tiền có bản chất là tiền của Ngân hàng Đại Tín để mua cổ phần.

Luật sư Nguyễn Hồng Bách cũng đánh giá, nhóm cổ đông Phạm Công Danh lợi dụng tham gia Phương án tái cơ cấu để thực hiện nhiều vi phạm trong quá trình góp vốn và hoạt động của Ngân hàng Xây dựng là hậu quả của việc thực hiện không đúng, không đầy đủ các nhiệm vụ, quyền hạn và chuyên môn của một số công chức làm việc tại Tổ giám sát, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại Long An và Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng. Kết thúc lời bào chữa, Luật sư Nguyễn Hồng Bách viện dẫn đánh giá của cơ quan điều tra về việc ông Đặng Thanh Bình đã thực hiện đúng và đủ nhiệm vụ để cho rằng, việc truy tố đối với ông là chưa thỏa đáng.

Thậm chí, các luật sư còn viện dẫn nghị quyết số 36 năm 2017 của Chính phủ trong đó có nội dung yêu cầu không xử lý hình sự đối với các cán bộ thực hiện công tác tái cơ cấu ngân hàng bởi nhiệm vụ nặng nề và mới. Theo các luật sư, ông Đặng Thanh Bình đã rất nỗ lực và làm đúng, làm đủ những việc thuộc thẩm quyền trong quá trình tái cơ cấu. Hậu quả xảy ra liên quan đến thiếu sót trong công tác thanh tra, xử lý vi phạm và đề nghị không xử lý hình sự đối với ông Đặng Thanh Bình.

Thu Trang
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Hàng vạn người dân, học sinh được trải nghiệm làm lính cứu hoả

Hàng vạn người dân, học sinh được trải nghiệm làm lính cứu hoả

TTTĐ - Trong hai ngày cuối tuần (16 - 17/3), lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an quận Hoàn Kiếm, Đan Phượng, Gia Lâm đã phối hợp tổ chức cho hàng vạn người dân, học sinh, sinh viên trên địa bàn trải nghiệm, thực hành chữa cháy, cứu nạn. Qua đó nâng cao ý thức phòng cháy, kỹ năng chữa cháy, thoát hiểm khi có sự cố cháy nổ xảy ra.
Người dân hào hứng trải nghiệm chữa cháy, cứu nạn tại hồ Hoàn Kiếm

Người dân hào hứng trải nghiệm chữa cháy, cứu nạn tại hồ Hoàn Kiếm

TTTĐ - Trong hai ngày (16 và 17/3), tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, UBND quận Hoàn Kiếm, Công an TP Hà Nội đã phối hợp với Hiệp Hội giáo dục an toàn Hàn Quốc tổ chức chương trình tuyên truyền, trải nghiệm, thực hành kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) năm 2024.
Tin khác
[Xem thêm]
Các lực lượng phối hợp diễn tập chữa cháy, cứu nạn

Các lực lượng phối hợp diễn tập chữa cháy, cứu nạn

TTTĐ - Nằm trong các hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 10 năm Ngày thành lập quận Nam Từ Liêm (1/4/2014 - 1/4/2024), ngày 14/3, các đơn vị chức năng quận Nam Từ Liêm đã phối hợp tổ chức diễn tập phương án chữa cháy, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ tại Công ty điện lực Nam Từ Liêm (đường Mễ Trì, phường Mễ Trì).