Thứ ba 19/03/2024 14:01 Hotline: 0929242424 Email: [email protected] congan.hanoi.gov.vn

Vụ phá rừng ở Thường Xuân: Trách nhiệm chủ tịch huyện đến đâu?

Phóng sự -
In bài viết

TTTĐ - Để xảy ra tình trạng phá rừng trong một thời gian dài và có chiều hướng gia tăng, trong khi đó, số lượng gỗ bị đốn hạ tại những cánh rừng tự nhiên xã Xuân Lẹ có sự “vênh nhau” giữa các đoàn kiểm tra. Vậy trách nhiệm của người đứng đầu là Chủ tịch UBND huyện Thường Xuân đến đâu?

Vụ phá rừng ở Thường Xuân: Trách nhiệm chủ tịch huyện đến đâu?

Đẻ xảy ra tình trạng phá rừng liên tục, trách nhiệm của Chủ tịch UBND huyện Thường Xuân đang ở đâu?

Bài liên quan

Thanh Hoá: Rừng xanh không ngừng "chảy máu"

Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có bài phản ánh về vấn nạn, khai thác rừng trái phép xảy ra tại địa bàn xã Xuân Lẹ của huyện Thường Xuân (Thanh Hóa).

Theo thông tin mà ông Phạm Thăng Long - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Thường Xuân cho biết: Số lượng cây bị đốn hạ vào 4/2019 chỉ là 14 cây với tổng khối lượng là 24 m3. Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Vân, Trưởng phòng Thanh tra pháp Chế Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa cho biết, số lượng cây gỗ bị đốn hạ không phải 14 cây mà là 35 cây. Trong khi ông Lê Quốc Việt – Phó Chi cục kiểm lâm cho biết: khi làm việc với đoàn kiểm tra thì chỉ có 28 cây bị chặt hạ tại khu vực thác Trai Gái của xã Xuân Lẹ.

“Số lượng 35 cây trên bị chặt hạ và được lực lượng kiểm lâm phát hiện tại Tiểu khu 526, thuộc các lô 19, 26, 32, 55, 89, 92 là cây táu muối với khối lượng 24 m3. Khu vực này đã được giao cho 4 hộ dân tại thôn Liên Sơn, xã Xuân Lẹ khoanh nuôi bảo vệ. Sau khi kiểm đếm số lượng, vì tính chất vụ việc nghiêm trọng, căn cứ theo chức năng thẩm quyền, ngày 2/5/2019, Hạt Kiểm lâm Thường Xuân đã ra quyết định khởi tố vụ án và chuyển công an tiếp tục điều tra xử lý theo pháp luật. Theo thông tin ban đầu, lực lượng chức năng đã xác định được 3 đối tượng cùng trú tại thôn Liên Sơn có liên quan đến vụ việc” – ông Vân cho biết.

Theo lãnh đạo huyện Thường Xuân và lãnh đạo Chi cục kiểm lâm Thanh Hóa thì số gỗ bị chặt tại Tiểu khu 526 đều là gỗ táu muối (xếp nhóm VII), không có giá trị kinh tế cao.

Theo ông Đỗ Văn Hoan - Phó chủ tịch huyện Thường Xuân thì những cây gỗ nhiều năm tuổi bị các đối tượng đốn hạ là để lấy phong lan?
Theo ông Đỗ Văn Hoan - Phó chủ tịch huyện Thường Xuân thì những cây gỗ nhiều năm tuổi bị các đối tượng đốn hạ là để lấy phong lan?

Khi phóng viên đưa ra quan điểm của người dân cho rằng đây là gỗ Sến thuộc nhóm II thì ông Vân cho biết: những mẫu gỗ đã được giá định và cho kết quả là táu muối. Kết quả này đã được công an thụ lý và giải quyết. “Những cây còn sót lại mà to thế thì toàn gỗ thường thôi, lấy đâu ra gỗ quý” – ông Vân giải thích.

Trao đổi qua điện thoại với ông Cầm Bá Xuân – Chủ tịch UBND huyện Thường Xuân, ông Xuân cho hay: Chúng tôi đã nắm được sự việc phá rừng tại xã Xuân Lẹ. Chúng tôi đã giao cho công an, kiểm lâm điều tra xác minh vụ việc, đây là vụ việc xảy ra từ những tháng đầu năm. Cũng có những điểm phá rừng mới, cũng có những điểm cũ nhưng chủ yếu là vụ việc khai thác gỗ lấy phong lan. Việc để xảy tình trạng phá rừng chúng tôi đang cho xác minh làm rõ, trách nhiệm thộc về ai thì người đó sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Khi được hỏi về trách nhiệm của người đứng đầu huyện trong công tác bảo vệ rừng, cụ thể là trách nhiệm của ông Cầm Bá Xuân thì ông gấp gáp nói: “thôi thôi lúc nào anh lên làm việc với huyện đi nhé”.

Còn theo ông Đỗ Văn Hoan - Phó Chủ tịch UBND huyện Thường Xuân, trước tình hình an ninh rừng phức tạp, Ban thường vụ Đảng ủy 2 xã Xuân Chinh và Xuân Lẹ đều bị kiểm điểm; Chủ tịch UBND xã, Trưởng Công an 2 xã trên đã điều chuyển đi nơi khác. Hiện tại an ninh rừng đã ổn định hơn trước nhiều.

Hạt kiểm lâm huyện Thường Xuân đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với vụ phá rừng tại xã Xuân Lẹ vào tháng 4/2019.
Hạt kiểm lâm huyện Thường Xuân đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với vụ phá rừng tại xã Xuân Lẹ vào tháng 4/2019.

Trong khi đó, theo số liệu thống kê của Hạt kiểm lâm huyện Thường Xuân cho thấy hầu như năm nào tại đây cũng xảy các vụ vi phạm lâm luật; đặc biệt là tại các xã Xuân Lẹ, Xuân Chinh. Cụ thể, năm 2017, toàn huyện xảy ra 160 vụ; năm 2018 là 120 vụ vi phạm lâm luật trên địa bàn. Trong 9 tháng đầu năm 2019 toàn huyện để xảy ra 44 vụ, trong đó có 8 vụ phá rừng; lực lượng chức năng đã xử lý vi phạm hành chính và bán đấu giá tang vật với tổng số tiền gần 530 triệu đồng.

Ngoài ra, cách đây ít ngày, tại lô 139, Khoảnh 1, Tiểu khu 619, thuộc rừng khoanh nuôi bảo vệ được giao cho ông Vi Văn Sơn, bản Liên Sơn khoanh nuôi bảo vệ cũng xảy ra một vụ chặt phá rừng. Các đối tượng đã khai thác 29 cây gỗ, có đường kính từ 14-35 cm, gỗ nhóm 6 với tổng khối lượng 3,8m3. Cũng trong thời điểm tiếp cận vụ phá rừng, trên đường đi chúng tôi phát hiện thêm một vụ khai thác và cưa xẻ 4 cây gỗ có đường kính gốc 50-60 cm, nghi là gỗ ngát. Trên suối Muồng, đoạn đi qua thôn Liên Sơn có 1 điểm tập kết gỗ, gồm gỗ xẻ thành phiến và gỗ tròn.

PHẠM THỌ
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Những chuyện cảm động ở điểm cấp căn cước công dân

Những chuyện cảm động ở điểm cấp căn cước công dân

TTTĐ - Qua 2 năm triển khai thực hiện Đề án 06 của Chính phủ, cán bộ, chiến sĩ Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn thành xuất sắc các chiến dịch xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; cấp căn cước công dân (CCCD) gắn chíp… theo lộ trình đề ra. Đón Tết Giáp Thìn năm nay, người dân, doanh nghiệp có thêm niềm vui khi các thủ tục hành chính được đơn giản hóa, tiết kiệm thời gian, chi phí.
Thăng trầm làng đúc đồng trăm tuổi

Thăng trầm làng đúc đồng trăm tuổi

TTTĐ - Nghề đúc lư đồng xuất hiện ở Sài Gòn từ thế kỷ thứ XVIII, do hai nghệ nhân sau khi học nghề ở phủ Thừa Thiên đã đem về truyền dạy tại Phú Lâm, rồi chuyển tới làng An Hội (Gò Vấp). Một thời vàng son đã qua, giờ đây chỉ còn lại 4 hộ vẫn tiếp nối truyền thống, bền bỉ giữ lửa trao truyền cho con cháu.
Thực trạng chốn "ăn chơi" bậc nhất TP Hồ Chí Minh

Thực trạng chốn "ăn chơi" bậc nhất TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Tuy được mệnh danh là chốn ăn chơi bậc nhất "Sài thành" nhưng thực tế nhiều mô hình nhà hàng, bar, pub lounge, karaoke… tại Quận 1, TP Hồ Chí Minh lại đang ẩn khuất nhiều vấn đề và bất cập. Thậm chí, nhiều địa điểm đã nhận quyết định xử phạt nhưng có vẻ như “muỗi đốt inox”.
Tin khác
[Xem thêm]
Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong

Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong

TTTĐ - Khi người dân chuyển về khu tái định cư đã phát hiện nhiều bất cập khiến các hộ dân “đi không được, ở cũng không xong”. Thậm chí, có hộ dân phải “bỏ của chạy lấy người”...
Bài 3: Thủ đô tiên phong

Bài 3: Thủ đô tiên phong

TTTĐ - Chỉ thị số 24-CT/TU về “Tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội” được cho là "liều thuốc" hữu hiệu.
Bài 2: Nỗi đau từ “khối u ác tính”

Bài 2: Nỗi đau từ “khối u ác tính”

TTTĐ - Chỉ thị 24 - cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám nhận việc khó - là cách chữa trị đầu tiên tung ra giữa lúc cả xã hội đang cần một biện pháp hữu hiệu để điều trị căn bệnh trầm kha.
Xử lý nghiêm khi phát hiện trồng và sử dụng cây thuốc phiện

Xử lý nghiêm khi phát hiện trồng và sử dụng cây thuốc phiện

TTTĐ - Tình hình trồng trái phép cây có chứa chất ma túy có diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi “lách luật”. Nếu không được phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời sẽ có nguy cơ lan rộng. Do đó, tỉnh Quảng Ninh đã có văn bản chỉ đạo về việc tăng cường phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi trồng cây thuốc phiện, cây có chứa chất ma túy trái phép trên địa bàn.