Tag

Xã đạt chuẩn NTM phải thực chất, được sự hài lòng của người dân

Nông thôn mới 17/10/2017 16:42
aa
TTTĐ.VN – "Với tinh thần không chạy theo thành tích, các xã đạt chuẩn NTM phải thực chất, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, được sự hài lòng của đa số nhân dân trong xã".

Xã đạt chuẩn NTM phải thực chất, được sự hài lòng của người dân

Đây là phát biểu chỉ đạo của Đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy và đồng chí Nguyễn Văn Sửu, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội tại Hội nghị giao ban Quý III năm 2017 của Ban Chỉ đạo (BCĐ) Chương trình số 02-CTr/TU về "Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020" của Thành ủy Hà Nội hôm nay, 17/10, tại Hà Nội.

Xã đạt chuẩn NTM phải thực chất, được sự hài lòng của người dân
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng phát biểu kết luận hội nghị

Thêm một huyện nông thôn mới

Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chu Phú Mỹ: Đến nay, cơ cấu sản xuất nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, dịch vụ (trồng trọt, lâm nghiệp chiếm 40,28%; chăn nuôi, thủy sản chiếm 56,71%; dịch vụ chiếm 3,01%). Toàn thành phố đã hình 56 mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp, trong đó, các địa phương có nhiều mô hình liên kết như: Gia Lâm 15 mô hình, Đông Anh có 14 mô hình, Quốc Oai có 9 mô hình,...

Cùng với đó, với 89 mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao (trong đó, các địa phương có nhiều mô hình như: Gia Lâm có 13 mô hình, Thanh Oai có 9 mô hình, Phúc Thọ có 8 mô hình, Đông Anh có 8 mô hình) đã góp phần tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp thu hoạch trên 1ha đất nông nghiệp, hiện nay đạt 239 triệu đồng/ha, (tăng hơn 6 triệu đồng so với cùng kỳ và tăng 4 triệu đồng so với Kế hoạch đề ra). Một số mô hình hiệu quả như vùng sản xuất rau an toàn cho thu nhập 400-500 triệu/ha; vùng trồng cây ăn quả từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng; vùng trồng hoa, cây cảnh từ 500 triệu đến 1,5 tỷ đồng; vùng chăn nuôi tập trung xa khu dân cư cho thu nhập từ 1-2 tỷ/năm... Từ đó, thu nhập và đời sống của nhân dân ngày một được cải thiện, hiện bình quân đầu người khu vực nông thôn ước đạt 38 triệu đồng, phấn đấu hết năm 2017 tỷ lệ hộ nghèo toàn thành phố còn khoảng 1,77%.

Về kết quả xây dựng nông thôn mới, trong quý III, có thêm huyện Thanh Trì được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM; huyện Hoài Đức đã được Hội đồng thẩm định Trung ương thẩm định và đang hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, công nhận đạt chuẩn NTM năm 2017. Như vậy, đến nay, thành phố có 3 huyện đạt chuẩn NTM, có 255 xã (chiếm 66,06% tổng số xã trên địa bàn Thành phố) được công nhận đạt chuẩn NTM. Trong 131 xã còn lại, có 88 xã đạt và cơ bản đạt từ 15-18 tiêu chí; 42 xã đạt và cơ bản đạt 10-14 tiêu chí; 1 xã đạt và cơ bản đạt 9 tiêu chí.

Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa được các địa phương vào cuộc quyết liệt, đến hết tháng 9 năm 2017, toàn thành phố đã cấp được 611.370/625.257 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa (đạt 97,8%). Trong đó có một số địa phương đã hoàn thành 100% như huyện Thường Tín, Phúc Thọ, Thanh Trì, Thạch Thất...

Nguồn lực dành cho xây dựng NTM tiếp tục được quan tâm, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, trong quý III tăng thêm gần 179 tỷ đồng, tính chung từ năm 2016 đến nay, tổng nguồn vốn cho xây dựng NTM toàn thành phố đạt trên 7,57 nghìn tỷ đồng, trong đó có gần 1,5 nghìn tỷ đồng huy động từ các doanh nghiệp và nhân dân tự đóng góp; trên 127 tỷ đồng 12 quận hỗ trợ các huyện của thành phố.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả trên, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố nhìn chung còn nhỏ lẻ, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp chưa đủ mạnh, nhất là trong chế biến, giết mổ gia súc, gia cầm, do đó việc hình thành các chuỗi liên kết, các mô hình ứng dụng công nghệ cao chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của Thủ đô. Nguồn lực cho xây dựng NTM vẫn chủ yếu là từ ngân sách, trong khi việc đấu giá đất ở một số địa phương còn chậm; tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch tại một số huyện còn thấp; vấn đề ô nhiễm môi trường, nhất là tại các làng nghề còn chậm được khắc phục…

Trong 3 tháng cuối năm, BCĐ Chương trình đặt ra nhiều nhiệm vụ, trong đó tập trung hoàn tất thủ tục trình Chính phủ công nhận huyện Hoài Đức đạt chuẩn NTM và hoàn thành hồ sơ đề nghị UBND thành phố xem xét, trình BCĐ Trung ương công nhận và chấp thuận đối với 2 huyện đăng ký đạt chuẩn NTM là Gia Lâm và Phúc Thọ.

Nhận định những kết quả đạt được trong 9 tháng qua là tích cực, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu lưu ý các đơn vị, sở ngành tiếp tục phát huy những việc đã thực hiện tốt, chủ động phối hợp với thành phố trong việc đẩy mạnh mô hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản theo chuỗi; ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Xúc tiến đầu tư tăng cường liên kết trong xuất khẩu hàng hoá...

Thời điểm cuối năm, các đơn vị cũng được giao nhiệm vụ tập trung thực hiện thủ tục đấu giá đất, giải ngân vốn cho các công trình xây dựng; đẩy mạnh huy động các nguồn lực ngoài ngân sách đầu tư xây dựng NTM...

Nông thôn mới phải thực chất

Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Ngô Thị Thanh Hằng đánh giá cao sự vào cuộc quyết liệt của các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã trong triển khai thực hiện Chương trình 02-CTr/TU; đồng thời chia sẻ với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các địa phương chịu nhiều thiệt hại do mưa lũ gây úng ngập, đặc biệt là huyện Chương Mỹ và Mỹ Đức.

Thành phố ghi nhận và đánh giá cao sự chủ động của các địa phương khi chỉ đạo kịp thời việc phòng chống thiên tai, góp phần giảm thiệt hại, có giải pháp khắc phục, sớm ổn định tình hình đời sống của nhân dân cũng như khôi phục sản xuất.

Phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế, để hoàn thành mục tiêu chương trình năm 2017, Trưởng BCĐ Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy yêu cầu các ban, ngành chức năng, MTTQ và các đoàn thể của thành phố cũng như cấp uỷ, chính quyền, BCĐ huyện, thị xã, xã... tập trung triển khai thực hiện tốt các mục tiêu của chương trình.

Về một số vấn đề cụ thể, Trưởng BCĐ Chương trình 02-CTr/TU yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục phối hợp chỉ đạo các địa phương, nhất là các xã thuộc huyện Chương Mỹ và Mỹ Đức, triển khai đồng bộ các biện pháp hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai, sớm ổn định đời sống và duy trì sản xuất nông nghiệp, trong đó tập trung hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, công cụ lao động sản xuất; Sở Y tế phối hợp bảo đảm vệ sinh môi trường, nhất là phòng chống dịch bệnh cho người và gia súc, gia cầm.

Đồng chí cũng đề nghị các huyện thường xuyên, chủ động tiến hành công tác thuỷ lợi, rà soát, tu bổ đê điều. Sở Tài chính thực hiện theo đúng Luật Ngân sách, có kinh phí dự phòng; chỉ đạo các huyện và tham mưu với UBND thành phố cấp kinh phí cho các huyện trong phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai. Các huyện uỷ, UBND huyện bảo đảm kinh phí thực hiện đúng quy định.

"Nếu để xảy ra sự cố về đê điều, bí thư, chủ tịch UBND các huyện phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo thành phố bởi đây là việc làm không thể một phút lơ là, chủ quan" - Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Hà Nội nhấn mạnh.

Trong xây dựng NTM, Trưởng BCĐ Chương trình 02-CTr/TU đề nghị BCĐ các huyện, thị xã chỉ đạo các xã phấn đấu đạt chuẩn năm nay hoàn thiện hồ sơ để thành phố thẩm định, xem xét công nhận chuẩn NTM theo đúng quy định.

Đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng lưu ý: "Với tinh thần không chạy theo thành tích, các xã đạt chuẩn NTM phải thực chất, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, được sự hài lòng của đa số nhân dân trong xã".

Để nâng cao đời sống nông dân, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ đề nghị tiếp tục đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến công, đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Chi nhánh Ngân hàng chính sách thành phố phối hợp với các đơn vị liên quan giải quyết, hỗ trợ cho các đối tượng vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập.

Bên cạnh đó, các địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện tốt chương trình quốc gia về y tế, công tác truyền thông chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch, bệnh, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân, nâng cao chất lượng dân số, giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, nâng cao tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế; đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng nếp sống văn hóa mới, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, tiếp tục đẩy mạnh phong trào xây dựng làng văn hóa, cơ quan, đơn vị văn hóa, gia đình văn hóa gắn với việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Tin liên quan

Đọc thêm

Năm 2025, TP HCM đặt mục tiêu có hơn 3.000ha trồng rau sạch Nông thôn mới

Năm 2025, TP HCM đặt mục tiêu có hơn 3.000ha trồng rau sạch

TTTĐ - UBND TP HCM vừa ban hành kế hoạch triển khai Quyết định số 4765/QĐ-BNN-TT ngày 9/11/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt Đề án phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2030 trên địa bàn thành phố.
Phân bón Cà Mau tài trợ xây mới phòng học tại Hà Tĩnh Nông thôn mới

Phân bón Cà Mau tài trợ xây mới phòng học tại Hà Tĩnh

TTTĐ - Sáng 28/2, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) phối hợp với địa phương tổ chức Lễ khánh thành bàn giao nhà học bộ môn của trường THCS Hà Linh thuộc huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, trị giá 5,9 tỷ đồng.
Lấy các cụm liên kết sản xuất-chế biến-tiêu thụ làm động lực tăng trưởng Nông thôn mới

Lấy các cụm liên kết sản xuất-chế biến-tiêu thụ làm động lực tăng trưởng

TTTĐ - Hội thảo tổng kết hoạt động 2023 và lập kế hoạch 2024 Nhóm công tác PPP (đối tác công – tư) rau quả - Ban thư ký Đối tác phát triển nông nghiệp bền vững Việt Nam (PSAV) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) kết hợp với Ngày hội thu hoạch khoai tây – chia sẻ mô hình liên kết sản xuất khoai tây bền vững vừa được tổ chức tại Gia Lai.
Phát triển nông nghiệp huyện Mê Linh theo hướng hiện đại Nông thôn mới

Phát triển nông nghiệp huyện Mê Linh theo hướng hiện đại

TTTĐ - Sáng 19/2, thăm, động viên nông dân huyện Mê Linh ra quân sản xuất đầu năm, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đề nghị bà con nông dân tiếp tục đổi mới tư duy, cách làm để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, tạo vùng sản xuất hàng hoá cho thu nhập cao.
Vận hành tối đa công trình thủy lợi để cấp đủ nước gieo cấy Nông thôn mới

Vận hành tối đa công trình thủy lợi để cấp đủ nước gieo cấy

TTTĐ - Theo Cục Thủy lợi, tính đến ngày 15/2, Hà Nội và 10 tỉnh, thành phố thuộc khu vực trung du và đồng bằng Bắc Bộ đã cấp đủ nước cho 447.289 ha, tương ứng 91% diện tích kế hoạch gieo cấy vụ xuân 2024…
Nắm chắc tình hình, chủ động, tích cực hỗ trợ người nông dân Nông thôn mới

Nắm chắc tình hình, chủ động, tích cực hỗ trợ người nông dân

TTTĐ - Chiều 15/2 (mùng 6 tháng Giêng năm Giáp Thìn), trong ngày đầu tiên đi làm sau kỳ nghỉ Tết, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi thăm các mô hình sản xuất nông nghiệp mới, hiệu quả cao tại tỉnh Hải Dương, xuống đồng cùng bà con nông dân cấy lúa, thu hoạch cà rốt và chia sẻ niềm vui với bà con khi xuất khẩu lô hàng đầu năm.
Bạc Liêu: Đánh thức tiềm năng, phát triển xanh, nhanh, bền vững Nông thôn mới

Bạc Liêu: Đánh thức tiềm năng, phát triển xanh, nhanh, bền vững

TTTĐ - Năm 2023, tỉnh Bạc Liêu thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng với tinh thần vượt khó, địa phương đã đạt được một số kết quả quan trọng trên các lĩnh vực.
Phát huy thế mạnh vùng đất “trăm nghề” Nông thôn mới

Phát huy thế mạnh vùng đất “trăm nghề”

TTTĐ - Được mệnh danh là vùng đất “trăm nghề”, Thủ đô Hà Nội có rất nhiều làng nghề truyền thống. Đây là lợi thế để TP thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm - OCOP”, qua đó góp phần nâng cao đời sống của người dân cũng như hoàn thành các mục tiêu xây dựng Nông thôn mới.
Điểm sáng cả nước về xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Điểm sáng cả nước về xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Sau hơn chục năm triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, diện mạo vùng nông thôn Thủ đô thay đổi từng ngày theo hướng văn minh, hiện đại. Đời sống người dân được nâng lên rõ rệt và khu vực nông thôn thực sự trở thành những miền quê đáng sống…
Nông nghiệp khẳng định vị thế bệ đỡ nền kinh tế Thủ đô Nông thôn mới

Nông nghiệp khẳng định vị thế bệ đỡ nền kinh tế Thủ đô

TTTĐ - Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của nông nghiệp, những năm qua Thành ủy - UBND thành phố Hà Nội đã dành nhiều sự quan tâm, đầu tư lớn để thúc đẩy phát triển khu vực “tam nông”. Nhờ đó, nông nghiệp Thủ đô đã có nhiều bước tiến vượt bậc, bộ mặt nông thôn đổi thay tích cực.
Xem thêm