Tag

Xây dựng chính quyền đô thị... Bài 3: Nắm vững thời cơ, vượt qua thách thức

Đô thị 04/06/2018 14:00
aa
TTTĐ- Xây dựng chính quyền đô thị (CQĐT) thông minh đang được thành phố Hà Nội xây dựng lộ trình và quyết tâm thực hiện. Đây cũng là mong mỏi của đông đảo người dân Thủ đô hướng tới một môi trường sống lý tưởng. Việc thành phố cần làm là vượt qua những thách thức trong quá trình triển khai Đề án, nắm thời cơ để phát triển.

Xây dựng chính quyền đô thị... Bài 3: Nắm vững thời cơ, vượt qua thách thức

>> Xây dựng chính quyền đô thị - Hướng mở để phát triển Thủ đô
Bài 2: Vì một chính quyền tinh gọn, hiệu quả

Cơ hội phát triển

Để phục vụ việc xây dựng đề án CQĐT, thành phố Hà Nội đã tiến hành khảo sát ở nhiều quận, huyện, Sở, ngành. Qua khảo sát, đa số ý kiến đều nhất trí về sự cần thiết của việc thí điểm xây dựng CQĐT. Nhiều lãnh đạo quận, huyện, phường bày tỏ sẵn sàng thực hiện thí điểm mô hình CQĐT, coi đây là cơ hội để tiếp tục phát triển.

Nhất trí cao với Đề án thí điểm mô hình CQĐT tại Hà Nội, Chủ tịch UBND phường Phú Thịnh (thị xã Sơn Tây) Nguyễn Thị Thu Hà chia sẻ: Phú Thịnh là phường đô thị nhưng vẫn gắn với nông thôn, trong 8.000 dân thì có hơn 1.000 xã viên HTX nông nghiệp, đòi hỏi việc phát triển nông thôn phải đồng bộ với sự phát triển đô thị. Trên thực tế, trong cùng một phường như Phú Thịnh, khoảng cách về đời sống sinh hoạt, nhận thức chính trị và nhiều vấn đề khác còn rất lớn. Bên cạnh đó, việc tổ chức chính quyền địa phương hiện nay như hình chóp ngược, ở trên rất to nhưng xuống cấp dưới thì lại càng thiếu người làm.


Xây dựng chính quyền đô thị... Bài 3: Nắm vững thời cơ, vượt qua thách thức
Chính quyền đô thị sẽ đem lại cho người dân nhiều tiện ích

“Việc xây dựng CQĐT sẽ giúp đô thị và nông thôn mới xích lại gần nhau theo hướng tích cực. Nông thôn không bị đô thị “kìm kẹp” và từ đó mới thực hiện được việc đô thị hóa 100% toàn phường”, bà Hà cho hay.

Còn theo Bí thư Quận ủy Đống Đa Lê Tiến Nhật, xây dựng CQĐT cần phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương, cần tăng cường cải cách, số hóa hành chính; từng bước chuyển dịch vụ công. Nhiệm vụ chủ yếu của chính quyền là chức năng quản lý Nhà nước cùng với đó là phát huy vai trò của tòa án, đảm bảo ổn định, rõ thẩm quyền, rõ trách nhiệm của từng cấp.

Quan tâm đến nội dung này từ khi có thông tin thành phố Hà Nội được Bộ Chính trị chấp thuận cho thí điểm mô hình CQĐT, ông Trần Ngọc Cường, đảng viên phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, cho rằng, đây là mô hình có tính khả thi cao, giúp tiết kiệm thời gian, nâng cao trách nhiệm của cấp hành chính trong việc tự thực hiện và tự chịu trách nhiệm. Ông Cường tin tưởng, với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, Hà Nội sẽ xây dựng thành công đề án CQĐT, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý, mang lại lợi ích cho người dân.

Theo ông Cường, nên xây dựng mô hình CQĐT bao gồm một cấp chính quyền đầy đủ, hai cấp hành chính đại diện. Thực hiện theo mô hình này, bộ máy hành chính tinh gọn, không còn cấp HĐND phường, tất cả mọi công việc đều thông qua HĐND thành phố, giúp tiết kiệm thời gian.

Qua theo dõi báo, đài, được tham khảo các chuyên đề trong đề án xây dựng CQĐT của thành phố, nhiều ý kiến của người dân đề xuất thành phố nên nghiên cứu triển khai nhân rộng mô hình nhất thể hóa Bí thư cấp ủy kiêm Chủ tịch UBND. Thực tế triển khai mô hình này tại một số nơi đã phát huy được vai trò, trách nhiệm của cá nhân, giải quyết nhanh, hiệu quả việc phát sinh. Một số ý kiến người dân cũng cho rằng, xây dựng thí điểm CQĐT không tổ chức HĐND ở một số địa phương là một bước đi phù hợp. Tuy nhiên, nếu bỏ HĐND phường thì phải phát huy cao vai trò của MTTQ phường…

Ngoài cơ hội để Thủ đô phát triển, tạo đột phá thì việc người dân được lợi gì từ CQĐT là mối quan tâm của nhiều người. Vũ Thu Hằng, Bí thư chi đoàn thôn Tam Hiệp, huyện Thanh Trì hy vọng, CQĐT sẽ giúp người dân có được nhiều tiện ích hơn khi cách giải quyết chậm của chính quyền nông thôn đã không phù hợp với nhịp độ cuộc sống đô thị. Ngoài ra, CQĐT sẽ khắc phục được tình trạng quan liêu, xa dân, tăng tự chủ mỗi cấp chính quyền. Mô hình đô thị tốt sẽ giúp chính quyền sát dân, thấu hiểu lo toan, trăn trở của các tầng lớp nhân dân, nhất là người nghèo, người yếu thế có thể tiếp cận tốt hơn các dịch vụ giáo dục, y tế…

Anh Nguyễn Văn Nghĩa, đoàn viên phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, cho biết, dù chưa rõ kết quả bộ máy chính quyền sẽ thay đổi như thế nào sau khi Đề án CQĐT đi vào hoạt động nhưng anh kỳ vọng, CQĐT với việc giảm bớt cấp hành chính sẽ kéo theo giảm bớt các bước trong thủ tục hành chính. Lúc đó công dân chỉ nộp mọi loại hồ sơ tại một cơ quan duy nhất là chính quyền thành phố; đồng thời, người dân có thể làm thủ tục hành chính bất kỳ nơi nào mà mình thấy tiện lợi. Ngoài ra, chính quyền sẽ phải thận trọng hơn trong hành xử quyền lực. Đó là “thành phố đáng sống” mà mỗi người dân hướng tới.

Đầu tư yếu tố con người

Nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học Quản lý Nhà nước (Bộ Nội vụ) Dương Quang Tùng cho rằng: Hà Nội không chỉ áp dụng mô hình CQĐT tại các quận trung tâm mà cần mở rộng ra các đô thị vệ tinh và những thành phố này sẽ trực thuộc TP Hà Nội. Còn các quận cũ như Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa... thì sẽ không tổ chức HĐND quận, huyện, phường mà HĐND TP Hà Nội sẽ trực tiếp quyết định những vấn đề liên quan đến chức năng, vai trò của HĐND. Nếu áp dụng mô hình CQĐT này sẽ tạo ra bộ máy chính quyền tinh gọn, trách nhiệm rõ ràng, hiệu quả được nâng cao.

Đánh giá đây là thời cơ lớn nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức cho Hà Nội, Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh cho rằng, Hà Nội phải chuẩn bị kỹ lưỡng mọi mặt, mà quan trọng nhất là yếu tố con người. Thành phố Hà Nội muốn xây dựng đề án, cần nghiên cứu rất kỹ lưỡng, làm từng bước, tất nhiên trên cơ sở đề án Bộ Nội vụ đã xây dựng, được Chính phủ thảo luận và Bộ Chính trị đã định hướng cho Hà Nội. Thành phố cũng cần tiếp thu kinh nghiệm các nước, địa phương đã làm. Quan trọng nhất chính là chuẩn bị con người để đáp ứng. Bởi, nếu không còn HĐND mà chỉ tập trung vào UBND, được giao quyền, phân cấp nhiều hơn, thì để thực thi, phải chọn được đúng người đủ năng lực, trình độ, đạo đức. Hiện UBND vẫn hoạt động theo cơ chế tập thể, nhưng khi có CQĐT thì quyền của Chủ tịch UBND lớn hơn. Cùng với chuẩn bị con người thật tốt, phải tạo được thống nhất cao về tư tưởng, rồi xây dựng đề án, với giám sát kiên quyết của cấp trên, thì sẽ làm được, tạo niềm tin trong nhân dân.

Ngoài thách thức lớn nhất là chọn con người, việc bỏ HĐND quận, phường còn đụng chạm đến những con người cụ thể khác thuộc biên chế HĐND, nhất là người có vị trí, cần được sắp xếp hợp lý. Việc giải quyết chính sách dôi dư, đi vào giải quyết từng con người cụ thể sẽ tác động rất lớn, dễ phát sinh vấn đề tư tưởng. Mô hình đó lại mới với thành phố, nên trong đề án cần rất rõ về cách vận hành, chọn con người, cơ chế chính sách.

Tin liên quan

Đọc thêm

125 năm đô thị Vĩnh Yên đổi mới và phát triển Đô thị

125 năm đô thị Vĩnh Yên đổi mới và phát triển

TTTĐ - Cách đây 125 năm, ngày 29/12/1899, Vĩnh Yên được thành lập, mở ra thời kỳ phát triển của đô thị trung tâm tỉnh lỵ Vĩnh Phúc.
Tái khởi động khu bến cảng Mỹ Thuỷ trị giá 14.234 tỷ đồng Đô thị

Tái khởi động khu bến cảng Mỹ Thuỷ trị giá 14.234 tỷ đồng

TTTĐ - Dự án đầu tư xây dựng khu bến cảng Mỹ Thủy được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 16/QĐ-TTg ngày 4/1/2019.
Hà Nội sẽ dừng hoạt động 5 tuyến buýt có trợ giá Đô thị

Hà Nội sẽ dừng hoạt động 5 tuyến buýt có trợ giá

TTTĐ - Hà Nội sẽ dừng hoạt động 5 tuyến buýt có trợ giá, bao gồm các tuyến số 10 (10A và 10B), 14, 18, 44, 145.
Phương án xử lý ùn tắc tại đường gom Đại lộ Thăng Long Đô thị

Phương án xử lý ùn tắc tại đường gom Đại lộ Thăng Long

TTTĐ - Trước tình trạng ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm tại đường gom Đại lộ Thăng Long với đường Lê Quang Đạo, quận Nam Từ Liêm (Hà Nội), Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) đã vào cuộc triển khai các biện pháp xử lý.
Lập trật tự an toàn giao thông đô thị khu vực cổng bệnh viện Đô thị

Lập trật tự an toàn giao thông đô thị khu vực cổng bệnh viện

TTTĐ - Tình trạng xe taxi, xe ôm công nghệ tập trung dừng đỗ để đón khách tại khu vực các cổng bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội diễn ra khá lâu, song đến nay, vấn nạn này vẫn còn nhiều bất cập và chưa thể xử lý dứt điểm. Chỉ cần vắng bóng lực lượng chức năng là vi phạm lại đâu vào đấy, gây bức xúc cho người dân.
Cùng "chung tay" để tiết kiệm điện thành thói quen Đô thị

Cùng "chung tay" để tiết kiệm điện thành thói quen

TTTĐ - Văn hóa tiết kiệm điện là một quá trình từ nhận thức, hành động đến hình thành thói quen. Thực tế cho thấy từ năm 2023, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc cùng "chung tay" trong việc thực hành tiết kiệm điện.
Gắn biển công trình chào mừng 10 năm thành lập phường và quận Đô thị

Gắn biển công trình chào mừng 10 năm thành lập phường và quận

TTTĐ - Sáng 22/3, UBND phường Mỹ Đình 2 (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã tổ chức Lễ gắn biển công trình: “Tu bổ, tôn tạo đình Phú Mỹ và cải tạo nhà văn hóa tổ dân phố số 3 Phú Mỹ”, chào mừng kỷ niệm 10 năm thành lập phường và quận Nam Từ Liêm (1/4/2014 - 1/4/2024).
Xử lý vi phạm theo các chuyên đề sẽ được thực hiện liên tục Đô thị

Xử lý vi phạm theo các chuyên đề sẽ được thực hiện liên tục

TTTĐ - Cục Cảnh sát giao thông cho biết, việc kiểm tra, xử lý vi phạm theo các chuyên đề sẽ được thực hiện thường xuyên, liên tục, nghiêm minh, linh hoạt, hiệu quả với tinh thần tuyệt đối thượng tôn pháp luật, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”...
Tây Ninh: Tổng điều tra dân số, nhà ở phục vụ phát triển kinh tế, xã hội Đô thị

Tây Ninh: Tổng điều tra dân số, nhà ở phục vụ phát triển kinh tế, xã hội

TTTĐ - UBND tỉnh Tây Ninh vừa có Quyết định thành lập Tổ công tác chỉ đạo thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024.
Quảng Ninh sẽ sử dụng cát biển để làm nền đường giao thông Đô thị

Quảng Ninh sẽ sử dụng cát biển để làm nền đường giao thông

TTTĐ - Quảng Ninh là địa phương đầu tiên đề xuất mở rộng thí điểm sử dụng cát biển làm nền đường giao thông nhằm tháo gỡ khó khăn về nguồn vật liệu san lấp một số dự án hạ tầng giao thông trọng điểm trên địa bàn.
Xem thêm