Tag

Xây dựng chính quyền đô thị - Hướng mở để phát triển Thủ đô

Đô thị 31/05/2018 08:00
aa
TTTĐ - Trong năm 2018, thành phố Hà Nội sẽ trình Bộ Chính trị đề án chính quyền đô thị (CQĐT) ở các quận trung tâm. Việc xây dựng đề án đang được thành phố gấp rút chuẩn bị với nhiều hội thảo quan trọng, thu hút được sự quan tâm của nhiều chuyên gia, các nhà khoa học và đông đảo người dân, trong đó có nhiều người trẻ. Để có cái nhìn tổng quan về vấn đề này, báo Tuổi trẻ Thủ đô khởi đăng loạt bài “Xây dựng chính quyền đô thị: Hướng mở để phát triển Thủ đô”.

Xây dựng chính quyền đô thị - Hướng mở để phát triển Thủ đô

Bài 1: Ðáp ứng nhu cầu thực tiễn


Tổ chức chính quyền ở các đô thị nước ta hiện nay, trong đó có Thủ đô Hà Nội còn một số hạn chế, bất hợp lý về nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động... Thực tế đó đòi hỏi tổ chức bộ máy CQÐT phải có đặc thù riêng để bảo đảm cho việc quản lý Nhà nước và cung ứng dịch vụ công được thực hiện tập trung, thống nhất, giảm bớt các tầng nấc trung gian, bảo đảm hoạt động hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ hội nhập.

Đòi hỏi khách quan

Theo số liệu từ Cục Thống kê Hà Nội, tính đến hết năm 2017, dân số Hà Nội trên 7,6 triệu người, tăng 1,8% so với năm trước. Trong đó, dân số khu vực thành thị và nông thôn gần tương đương nhau. Cụ thể, dân số thành thị trên 3,7 triệu người; khu vực nông thôn là khoảng 3,8 triệu người. Mật độ dân số tập trung tại các quận khá cao, trung bình tại 12 quận là 11.220 người/km2, cao nhất là quận Đống Đa, trên 42.000 người/km2 và thấp nhất là quận Long Biên, hơn 4.800 người/km2. Thực trạng trên cho thấy, giữa khu vực thành thị và nông thôn cần có mô hình chính quyền khác nhau để quản lý, điều hành phù hợp với thực tiễn và giải quyết kịp thời các vấn đề cấp thiết của đô thị.


Xây dựng chính quyền đô thị - Hướng mở để phát triển Thủ đô
UVBTV,
Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội Vũ Đức Bảo phát biểu tại buổi khảo sát để xây dựng đề án.

Thực tế, lâu nay chính quyền ở các quận nội thành Hà Nội được tổ chức và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn tương tự như chính quyền ở địa bàn nông thôn cùng cấp. Những năm gần đây, dù khu vực thành thị đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và có những chuyển biến tích cực nhưng bộ máy quản lý đô thị vẫn có những bất cập. Một số lĩnh vực như phát triển nhà ở, xây dựng công trình dịch vụ đô thị, quản lý trật tự đô thị, quản lý dân cư, bảo vệ môi trường… luôn là những vấn đề nóng của thành phố nhưng vẫn phải chờ xin ý kiến từ cấp trên. Trong khi việc quản lý qua rất nhiều cấp, nhiều tầng nấc nên để giải quyết được thì sự việc đã "nguội". Ở một số cấp đô thị, việc tổ chức cung cấp các dịch vụ công vẫn còn nhiều lúng túng, bị động, chất lượng thấp, chi phí cao, thời gian chậm…

Với vai trò rất quan trọng của Thủ đô trong sự phát triển đất nước, cùng ảnh hưởng của mô hình chính quyền điện tử và cuộc cách mạng 4.0 đang lan rộng hiện nay, đã và đang dẫn đến những thay đổi mạnh mẽ trong phương thức quản lý; đòi hỏi phải quản lý theo mô hình tổ chức CQĐT tại các quận, thị xã của thành phố Hà Nội cho phù hợp. Thủ đô Hà Nội phải có thể chế tổ chức và hoạt động của CQÐT riêng, không thể áp dụng chung một khuôn khổ như đô thị khác và khu vực nông thôn.

Trong Kết luận số 22 về sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô giai đoạn 2011 - 2020, Bộ Chính trị đã đồng ý để TP Hà Nội được triển khai thí điểm quản lý mô hình CQĐT trong khu vực các quận, tiếp tục củng cố chính quyền nông thôn theo quy định của pháp luật.

Theo các chuyên gia, đây là thời điểm đã hội tụ đủ “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” bao gồm: Cơ sở pháp lý, kết luận 22 của Bộ Chính trị và việc triển khai tổ chức lại bộ máy Nhà nước theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả… để xây dựng mô hình CQĐT tại Việt Nam, cũng như để Hà Nội thiết kế và thí điểm triển khai CQĐT cấp quận nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước tại các quận, thị xã theo hướng phát triển nhanh, bền vững.

Xây dựng mô hình CQĐT theo hướng thông minh

Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Trần Huy Sáng cho biết, do chưa có mô hình CQĐT cụ thể, nên trong quá trình xây dựng đề cương, Hà Nội sẽ tổ chức nghiên cứu tham khảo mô hình của một số thành phố trên thế giới như Paris (Pháp), Berlin (Đức)…

Đây là vấn đề rất lớn, sẽ động chạm đến tổ chức bộ máy, phân cấp, phân quyền, ngân sách tài chính… Vì vậy, trong quá trình thí điểm CQĐT ở các quận trung tâm, với những vấn đề liên quan đến sáp nhập, hợp nhất một số đầu mối, thành phố chỉ nêu ra mô hình mang tính nguyên tắc, đơn cử như Bí thư cấp uỷ kiêm Chủ tịch UBND quận, phường. Tuy nhiên, Hà Nội sẽ chưa thực hiện đồng bộ trên tất cả các địa bàn mô hình này, mà chỉ thực hiện ở những nơi đủ điều kiện.

Đánh giá việc Hà Nội nghiên cứu mô hình CQĐT ở châu Âu là cần thiết, tuy nhiên TS Nguyễn Hữu Khiển, nguyên Phó giám đốc Học viện hành chính quốc gia cho rằng, lãnh đạo thành phố cũng nên tham khảo thêm mô hình ở Thái Lan, Đài Loan (Trung Quốc), vì đây là những quốc gia, vùng lãnh thổ khá tương đồng với Việt Nam về tâm lý, mật độ dân cư cũng như áp lực trong quản lý đô thị.

Theo TS Nguyễn Hữu Khiển, mô hình CQĐT ở Hà Nội cần được xây dựng theo hướng tinh gọn, giảm bớt các tầng, nấc trung gian, bảo đảm tính nhanh nhạy trong công tác quản lý.

"Do ở Việt Nam chưa có mô hình CQĐT cụ thể nên chủ trương của Bộ Chính trị dành cho Hà Nội là cơ hội để Thủ đô xây dựng một chính quyền hiện đại hơn, phục vụ người dân đô thị tốt hơn", vị chuyên gia cho biết.

Còn theo PGS.TS Lê Minh Thông, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội, xây dựng CQĐT là câu chuyện không có gì mới mà đã được bàn bạc từ rất nhiều năm nay.

Ông Lê Minh Thông cho rằng, thiết kế mô hình CQĐT cho Thủ đô Hà Nội cần phải phù hợp với xu hướng phát triển và quản lý thế hệ mới. Cụ thể, CQĐT phải gắn với xã hội số, đô thị thông minh, đồng thời cũng phải gắn với kinh tế thị trường và đảm bảo an ninh quốc phòng, an sinh xã hội. Đặc biệt, với CQĐT có 2 vấn đề quản lý cần quan tâm là dân cư và tính thống nhất của hạ tầng kỹ thuật.

Thực tế, trên thế giới hiện có nhiều đô thị lớn có tốc độ phát triển rất nhanh như Paris (Pháp), Bắc Kinh (Trung Quốc), Tokyo (Nhật Bản)… nhờ Chính phủ các nước đã lựa chọn đúng đắn mô hình tổ chức CQÐT phù hợp với hoàn cảnh, tình hình kinh tế - xã hội của đô thị và quốc gia. Việc thí điểm xây dựng tổ chức quản lý theo mô hình CQĐT sẽ giúp chính quyền tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong thực hiện vai trò quản lý hành chính nhà nước, giải quyết các vấn đề phát sinh kịp thời hơn, từ đó sẽ nâng cao chất lượng sống của người dân. Đồng thời, giúp Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử và thu hút nguồn nhân lực được đào tạo chất lượng cao vào bộ máy quản lý, điều hành… tạo tiền đề cho một chính quyền hiệu lực, hiệu quả phù hợp với thực tế phát triển.

(Còn nữa)


Tin liên quan

Đọc thêm

Hà Nội sẽ dừng hoạt động 5 tuyến buýt có trợ giá Đô thị

Hà Nội sẽ dừng hoạt động 5 tuyến buýt có trợ giá

TTTĐ - Hà Nội sẽ dừng hoạt động 5 tuyến buýt có trợ giá, bao gồm các tuyến số 10 (10A và 10B), 14, 18, 44, 145.
Phương án xử lý ùn tắc tại đường gom Đại lộ Thăng Long Đô thị

Phương án xử lý ùn tắc tại đường gom Đại lộ Thăng Long

TTTĐ - Trước tình trạng ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm tại đường gom Đại lộ Thăng Long với đường Lê Quang Đạo, quận Nam Từ Liêm (Hà Nội), Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) đã vào cuộc triển khai các biện pháp xử lý.
Lập trật tự an toàn giao thông đô thị khu vực cổng bệnh viện Đô thị

Lập trật tự an toàn giao thông đô thị khu vực cổng bệnh viện

TTTĐ - Tình trạng xe taxi, xe ôm công nghệ tập trung dừng đỗ để đón khách tại khu vực các cổng bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội diễn ra khá lâu, song đến nay, vấn nạn này vẫn còn nhiều bất cập và chưa thể xử lý dứt điểm. Chỉ cần vắng bóng lực lượng chức năng là vi phạm lại đâu vào đấy, gây bức xúc cho người dân.
Cùng "chung tay" để tiết kiệm điện thành thói quen Đô thị

Cùng "chung tay" để tiết kiệm điện thành thói quen

TTTĐ - Văn hóa tiết kiệm điện là một quá trình từ nhận thức, hành động đến hình thành thói quen. Thực tế cho thấy từ năm 2023, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc cùng "chung tay" trong việc thực hành tiết kiệm điện.
Gắn biển công trình chào mừng 10 năm thành lập phường và quận Đô thị

Gắn biển công trình chào mừng 10 năm thành lập phường và quận

TTTĐ - Sáng 22/3, UBND phường Mỹ Đình 2 (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã tổ chức Lễ gắn biển công trình: “Tu bổ, tôn tạo đình Phú Mỹ và cải tạo nhà văn hóa tổ dân phố số 3 Phú Mỹ”, chào mừng kỷ niệm 10 năm thành lập phường và quận Nam Từ Liêm (1/4/2014 - 1/4/2024).
Xử lý vi phạm theo các chuyên đề sẽ được thực hiện liên tục Đô thị

Xử lý vi phạm theo các chuyên đề sẽ được thực hiện liên tục

TTTĐ - Cục Cảnh sát giao thông cho biết, việc kiểm tra, xử lý vi phạm theo các chuyên đề sẽ được thực hiện thường xuyên, liên tục, nghiêm minh, linh hoạt, hiệu quả với tinh thần tuyệt đối thượng tôn pháp luật, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”...
Tây Ninh: Tổng điều tra dân số, nhà ở phục vụ phát triển kinh tế, xã hội Đô thị

Tây Ninh: Tổng điều tra dân số, nhà ở phục vụ phát triển kinh tế, xã hội

TTTĐ - UBND tỉnh Tây Ninh vừa có Quyết định thành lập Tổ công tác chỉ đạo thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024.
Quảng Ninh sẽ sử dụng cát biển để làm nền đường giao thông Đô thị

Quảng Ninh sẽ sử dụng cát biển để làm nền đường giao thông

TTTĐ - Quảng Ninh là địa phương đầu tiên đề xuất mở rộng thí điểm sử dụng cát biển làm nền đường giao thông nhằm tháo gỡ khó khăn về nguồn vật liệu san lấp một số dự án hạ tầng giao thông trọng điểm trên địa bàn.
Hà Nội sẽ "mạnh tay" xử lý người vi phạm nồng độ cồn Đô thị

Hà Nội sẽ "mạnh tay" xử lý người vi phạm nồng độ cồn

TTTĐ - Việc kiểm tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn theo các chuyên đề sẽ được thực hiện thường xuyên, liên tục, nghiêm minh, linh hoạt, hiệu quả với tinh thần tuyệt đối thượng tôn pháp luật, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, để răn đe, giáo dục, tạo chuyển biến tích cực về nhận thức, ý thức chấp hành các quy định pháp luật của người tham gia giao thông.
Quận Bắc Từ Liêm: Thách thức trong quản lý các khu đô thị mới Đô thị

Quận Bắc Từ Liêm: Thách thức trong quản lý các khu đô thị mới

TTTĐ - Phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) những năm gần đây đang nổi lên là mảnh đất vàng thu hút vốn đầu tư từ cả trong và ngoài nước. Tại khu vực này, những trường quốc tế, dự án khu căn hộ, chung cư cao cấp “mọc lên như nấm” chỉ trong thời gian ngắn. Tuy vậy, điều này cũng mang lại thách thức không nhỏ trong việc quản lý trật tự đô thị cho chính quyền địa phương.
Xem thêm