Thứ ba 06/06/2023 13:06 Hotline: 0929242424 Email: [email protected] congan.hanoi.gov.vn

Xây dựng mô hình Trung tâm thiết kế sáng tạo sản phẩm OCOP gắn với du lịch

Nông thôn mới -
In bài viết

TTTĐ - Trong năm 2023, Hà Nội sẽ bố trí nguồn vốn ngân sách Nhà nước và huy động sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp để phát triển từ 5 đến 9 mô hình Trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch.

Mang bí quyết gia truyền vào từng sản phẩm OCOP Phát huy vai trò trung tâm kết nối đầu tư, thương mại và du lịch của Hà Nội “Bí kíp” giữ gìn thương hiệu giò, chả truyền thống chỉ có ở Hà thành SFORA Hà Đông: Ngôi nhà thứ hai của những thiên thần nhỏ Quận Hà Đông: Sản xuất rau an toàn gắn với xây dựng thương hiệu OCOP

Hà Nội là đất bách nghệ với hơn 300 làng nghề và hàng trăm làng có nghề, cùng với đó là hàng nghìn sản vật nông nghiệp nức tiếng xưa nay. Chương trình OCOP đã đánh thức tiềm năng sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Thủ đô. Đây cũng là "cú hích" làm đổi mới tư duy sản xuất, đánh đúng, trúng nhu cầu tiêu dùng, tạo chuyển dịch mạnh mẽ trong xây dựng và phát triển kinh tế nông thôn.

Sau gần 4 năm triển khai, chương trình OCOP đã nhanh chóng khẳng định vị thế, được thị trường đón nhận rất tích cực, giúp người nông dân mở rộng quy mô sản xuất, tăng giá trị sản phẩm, từ đó nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

Nhằm quảng bá sản phẩm OCOP tới đông đảo người dân trong nước và quốc tế, thời gian qua, thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều hoạt động xúc tiến, quảng bá, kết nối như mở các điểm bán và giới thiệu sản phẩm OCOP; Xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP thông qua các sự kiện, hội chợ, hội thảo kết nối giao thương, kênh thương mại điện tử… Những cách làm này đã và đang giúp cho sản phẩm OCOP tỏa sáng hơn và vươn xa hơn.

Xây dựng mô hình Trung tâm thiết kế sáng tạo sản phẩm OCOP gắn với du lịch
Thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều hoạt động xúc tiến, quảng bá, kết nối như mở các điểm bán và giới thiệu sản phẩm OCOP

Mới đây, UBND thành phố Hà Nội cũng ban hành kế hoạch về việc phát triển từ 5 đến 9 mô hình Trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch. Thời gian thực hiện từ nay cho đến cuối năm 2023.

Cụ thể là tại các xã: Bát Tràng (huyện Gia Lâm), Duyên Thái (huyện Thường Tín), Chuyên Mỹ (huyện Phú Xuyên), Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ), Duyên Hà (huyện Thanh Trì), Di Trạch (huyện Hoài Đức), Vân Hà (huyện Đông Anh), Hòa Lâm (huyện Ứng Hòa), làng nghề Dệt lụa tơ tằm Vạn Phúc phường Vạn Phúc (quận Hà Đông), hoặc địa điểm khác phù hợp.

Theo Văn phòng Điều phối nông thôn mới Hà Nội, việc ra đời các trung tâm trên nhằm kiến tạo môi trường triển khai hoạt động hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn, chủ thể sản xuất - kinh doanh làng nghề hình thành, phát triển hoạt động thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với phát triển các hình thức du lịch trải nghiệm. Từ đó góp phần tái cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn trên địa bàn Hà Nội.

Mô hình cũng được kỳ vọng tạo môi trường liên kết giữa nghệ nhân, đội ngũ thiết kế trẻ với tinh thần khởi nghiệp; Các viện nghiên cứu, trường đại học chuyên ngành, tổ chức quốc tế phát huy ưu thế văn hóa địa phương, khát vọng phát triển kinh tế của cộng đồng tại làng nghề truyền thống trên địa bàn các huyện, thị xã.

Xây dựng mô hình Trung tâm thiết kế sáng tạo sản phẩm OCOP gắn với du lịch
Hà Nội dự kiến phát triển từ 5 đến 9 mô hình Trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng nghề gắn với du lịch

Nguồn kinh phí thực hiện kế hoạch phát triển Trung tâm thiết kế sáng tạo sản phẩm OCOP sẽ bao gồm ngân sách Nhà nước và nguồn vốn xã hội hóa của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, nguồn viện trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài, cũng như những nguồn vốn hợp pháp khác...

Thống kê của Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Hà Nội cho thấy, tính đến nay, Hà Nội có 2.140 sản phẩm được đánh giá trong Chương trình OCOP. Các sản phẩm OCOP của thành phố phong phú, đa dạng như: Thực phẩm chế biến, thực phẩm tươi sống, đồ uống, thảo dược, thủ công mỹ nghệ.

Bên cạnh đó, là “đất trăm nghề”, thành phố có hơn 800 làng nghề đang hoạt động, góp phần chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động địa phương...

THANH TÙNG
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Xã Yên Mỹ đón đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

Xã Yên Mỹ đón đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Ngày 3/6, xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì long trọng tổ chức lễ đón nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới (NTM) nâng cao, Quyết định công nhận điểm du lịch Yên Mỹ. Cũng dịp này, xã Yên Mỹ đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp thành phố Cụm di tích đền Nhà Bà và nhà thờ họ Đặng.
Tin khác
[Xem thêm]
Phú Xuyên: Phát huy tiềm năng điểm du lịch khu vực ngoại thành

Phú Xuyên: Phát huy tiềm năng điểm du lịch khu vực ngoại thành

TTTĐ - Huyện Phú Xuyên nổi tiếng với nhiều làng nghề thủ công truyền thống, trong đó có những làng nghề có lịch sử lâu đời như khảm trai Chuyên Mỹ, đồ mộc mỹ nghệ Đại Nghiệp, đan cỏ tế Phú Túc... Đây được xem là lợi thế giúp Phú Xuyên phát huy tiềm năng điểm du lịch khu vực ngoại thành.
Giải pháp phục hồi cây sầu riêng trên vùng đất bị nhiễm mặn

Giải pháp phục hồi cây sầu riêng trên vùng đất bị nhiễm mặn

TTTĐ - Công ty Sitto Việt Nam đã đưa ra giải pháp giúp cây sầu riêng vùng nhiễm mặn Cái Lách, Bến Tre được tăng cường sự hấp thụ nước và các chất dinh dưỡng tốt nhất, giảm sự hấp thụ Na+ của cây và giảm sự lưu tồn nồng độ muối trong đất, qua đó giúp phục phục hồi rễ và kích tạo cơi đọt để phục hồi cây đạt hiệu quả...
Nông thôn mới giúp diện mạo vùng quê Bắc Tân Uyên ngày càng khởi sắc

Nông thôn mới giúp diện mạo vùng quê Bắc Tân Uyên ngày càng khởi sắc

TTTĐ - Công cuộc xây dựng Nông thôn mới tại huyện Bắc Tân Uyên (tỉnh Bình Dương) thời gian qua đã tác động tích cực đến đời sống người dân nông thôn, làm thay đổi dần diện mạo vùng quê. Các công trình cơ sở hạ tầng, đường làng đã được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống người dân cải thiện rõ rệt.
Nức lòng bí xanh thơm Ba Bể

Nức lòng bí xanh thơm Ba Bể

TTTĐ - Đặc điểm quý của bí xanh thơm Ba Bể (Bắc Kạn) là tất cả thân, lá, hoa, quả đều có mùi thơm. Quả bí khi chế biến có độ dẻo, mùi thơm, vị đậm, ngậy béo... là món ăn bổ dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Vì thế, nó càng ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng.
Xem phiên bản di động