Tag

Xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh- Bài 90: Giữ kỉ cương trong dạy và học

Người Hà Nội 04/05/2017 11:51
aa
TTTĐ.VN - Những năm gần đây, ngành Giáo dục và Đào tạo nước ta đã có nhiều đổi mới, từ giảm tải chương trình cấp tiểu học đến cách thức tổ chức Kì thi THPT Quốc gia và xét tuyển ĐH, CĐ... Những việc làm này xuất phát từ ý nguyện của những người tâm huyết với ngành giáo dục và sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh việc tháo gỡ vướng mắc, tìm ra giải pháp của chương trình học thì rất cần sự chấn chỉnh kỉ cương đạo đức ngay trong trường lớp.

Xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh- Bài 90: Giữ kỉ cương trong dạy và học

>> Xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh:
Bài 80: Chấn chỉnh kỉ cương trong giao thông
Bài 81: Tính cộng đồng trong tham gia giao thông
Bài 82: Những “chuyện nhỏ” mà tạo nên nét văn hóa
Bài 83: Bộ Quy tắc ứng xử tạo nên những chuyển biến tích cực
Bài 84: Hình ảnh đẹp về cảnh sát giao thông
Bài 85: Mỗi người hãy tự nêu cao ý thức chấp hành luật pháp
Bài 86: Nâng cao ý thức tham gia giao thông cho giới trẻ
Bài 87: Nghiêm túc trong tham gia giao thông
Bài 88: Lan tỏa văn hóa giao thông đến mọi người
Bài 89: Những câu chuyện văn hóa giao thông đáng suy ngẫm

Xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh- Bài 90: Giữ kỉ cương trong dạy và học

Giữ kỉ cương trong dạy và học

Năm qua, Ngành Giáo dục tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện theo tinh thần Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và là năm đầu tiên đưa nghị quyết Đại hội XII của Đảng vào cuộc sống. Nhiều quyết sách, chính sách giáo dục có tác động tích cực, góp phần làm thay đổi suy nghĩ, cách thức quản lí và hoạt động của cả hệ thống.

Ban hành Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và Khung trình độ quốc gia Việt Nam là điểm nhấn quan trọng hàng đầu trong năm. Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân mới được thiết kế theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo; đẩy mạnh phân luồng sau trung học cơ sở; định hướng nghề nghiệp ở THPT; tạo điều kiện để quy hoạch đồng bộ lại mạng lưới cơ sở giáo dục.

Trong năm, ngành giáo dục cũng nhìn lại những quy chế, quy định còn hạn chế để thay đổi, bổ sung và hoàn thiện. Thông tư 22 về đánh giá học sinh tiểu học trên cơ sở hoàn thiện Thông tư 30 được ban hành, góp phần làm giảm áp lực, tạo ra khí thế mới cho giáo viên và học sinh tiểu học.

Quy chế đào tạo tiến sĩ hay Nghị định quy định về hợp tác đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục đang trong quá trình hoàn thiện với nhiều điểm mới hứa hẹn sẽ tạo ra những chuyển biến tích cực về chất lượng đào tạo.

Kì thi THPT quốc gia và xét tuyển vào đại học, cao đẳng cơ bản khắc phục được những hạn chế của kì thi năm 2015. Quy chế thi và quy chế tuyển sinh được công bố sớm hơn mọi năm giúp các địa phương, nhà trường đủ thời gian chuẩn bị.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, ngành giáo dục cũng thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, hạn chế. Có thể kể đến như: Xây dựng và thực hiện chính sách về giáo dục và đào tạo cần đề cao tính thực tiễn và hiệu quả thực sự trong quá trình triển khai. Mặc dù trước khi xây dựng chính sách đều có nghiên cứu, khảo sát, thực tế cho thấy đâu đó vẫn còn những điểm chưa phù hợp, khó triển khai trong thực tiễn.

Một phần nguyên nhân là do đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục còn bất cập, cơ cấu chưa hợp lí, trình độ không đồng đều. Một bộ phận cán bộ quản lí, giáo viên chưa theo kịp yêu cầu đổi mới; Công tác dự báo, lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục chưa thật hiệu quả, chưa sát với nhu cầu sử dụng; Nguồn lực đầu tư còn hạn chế so với yêu cầu phát triển của ngành. Cơ sở vật chất trường, lớp học thiếu thốn. Công tác xã hội hóa trong đầu tư cho giáo dục chưa đạt hiệu quả như mong muốn...

Chất lượng giáo dục, nhất là chất lượng giáo dục đại học chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Việc tăng quy mô giáo dục đại học không tương xứng với các điều kiện bảo đảm chất lượng, trong khi công tác dự báo nhu cầu thị trường lao động chưa được quan tâm đúng mức dẫn tới chất lượng đào tạo chưa tốt. Chương trình đào tạo chậm được đổi mới, còn nặng về lí thuyết, thiếu tính thực tiễn, thiếu sự gắn kết giữa nhà nước, nhà trường và doanh nghiệp.

Thời gian gần đây, liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn thương tích, các vụ bạo hành, xâm phạm thân thể, sức khỏe, tinh thần trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, có trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng. Đồng thời, một số cơ sở giáo dục vi phạm các quy định về VSATTP, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ… Chỉ trong một thời gian ngắn, ở Hà Nội xảy ra nhiều vụ việc vi phạm đạo đức nhà giáo như vụ ở Trường Tiểu học Nam Trung Yên; vụ học sinh lớp 12 bị bỏng trong giờ thực hành ở Trường THPT Phan Đình Phùng; cô giáo dùng dép đánh vào đầu trẻ ở cơ sở mầm non Sen Vàng...

Trước thực tế này, lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội thừa nhận hiện nay đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí ở một số nơi về cơ cấu còn chưa đồng bộ, chất lượng chưa đồng đều giữa các khu vực, vùng miền. Công tác quản lí ở một số đơn vị chưa đạt yêu cầu nhiệm vụ đề ra, còn để xảy ra các hiện tượng quản lí thu chi, tổ chức dạy thêm học thêm không đúng quy định; quy chế dân chủ chưa được thực hiện đầy đủ... Một số giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, còn hạn chế về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và lòng yêu nghề.

Trong năm nay, Bộ GD-ĐT ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề gì, trong đó tiếp tục triển khai 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 5 giải pháp cơ bản được đặt ra cho năm học 2016-2017 và những năm tiếp theo. Năm 2017, ngành giáo dục sẽ tăng cường kỷ cương, nền nếp và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các cơ sở giáo dục, đào tạo.

Để nâng cao chất lượng giáo dục đại học, 2017 sẽ là năm đẩy mạnh công tác kiểm định chất lượng, công khai, minh bạch các điều kiện đảm bảo chất lượng và kết quả kiểm định, xếp hạng, từ đó quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học phù hợp nhu cầu nhân lực của đất nước.

(còn nữa)


Tin liên quan

Đọc thêm

Hơn 300 đồng bào tham dự Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam Văn hóa

Hơn 300 đồng bào tham dự Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

TTTĐ - Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 sẽ diễn ra từ 18 - 21/4 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Sắp ra mắt 2 bộ phim hoạt hình về Chiến thắng Điện Biên Phủ Điện ảnh - Âm nhạc

Sắp ra mắt 2 bộ phim hoạt hình về Chiến thắng Điện Biên Phủ

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Hãng Phim hoạt hình Việt Nam đang hoàn thành những công đoạn cuối cùng cho 2 bộ phim hoạt hình cắt giấy "Lời hứa Điện Biên" và "Chiếc xe thồ Điện Biên".
Các họa sĩ nữ hội tụ trong triển lãm "Sắc màu Bắc Trung Nam" Điện ảnh - Âm nhạc

Các họa sĩ nữ hội tụ trong triển lãm "Sắc màu Bắc Trung Nam"

TTTĐ - Đầu tháng tư tới, nhóm nữ họa sĩ sẽ tổ chức triển lãm chung lần thứ 10 tại Hà Nội mang tên "Sắc màu Bắc Trung Nam". Mỗi người một cá tính, con đường sáng tạo nhưng họ đều muốn mang đến những đóa hoa tươi thắm cho đời.
Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội Điện ảnh - Âm nhạc

Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội

TTTĐ - Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc lỗi lạc Sergei Rachmaninoff với sự góp mặt của Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời (SSO) và nghệ sĩ piano Nguyễn Việt Trung. Tâm điểm được công chúng yêu nhạc cổ điển mong đợi nhất chính là lần đầu tiên, bản giao hưởng “Symphony no. 1 in D minor” của nhà soạn nhạc vĩ đại sẽ được công diễn tại Việt Nam.
Cầu nối đưa các trang viết, câu chuyện đầy tính nhân văn, cao đẹp về tình cha và con Văn hóa

Cầu nối đưa các trang viết, câu chuyện đầy tính nhân văn, cao đẹp về tình cha và con

TTTĐ - Sáng ngày 27/3 tại Hà Nội, Tạp chí Gia đình Việt Nam tổ chức chương trình phát động Cuộc thi viết "Cha và con gái" lần thứ 2 năm 2024.
Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội Điện ảnh - Âm nhạc

Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội

TTTĐ - Vào 20h00 tối 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) diễn ra đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc lỗi lạc Sergei Rachmaninoff với sự góp mặt của Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời (SSO) và nghệ sĩ piano Nguyễn Việt Trung. Tâm điểm được công chúng yêu nhạc cổ điển mong đợi nhất chính là lần đầu tiên, bản giao hưởng “Symphony no. 1 in D minor” của nhà soạn nhạc vĩ đại sẽ được công diễn tại Việt Nam.
39 mùa xuân chinh phục những “đỉnh núi” Văn hóa

39 mùa xuân chinh phục những “đỉnh núi”

TTTĐ - 39 năm kể từ ngày xuất bản số báo đầu tiên vào mùa xuân năm 1985, mỗi năm là một hành trình chinh phục từng khó khăn, thử thách của tập thể báo Tuổi trẻ Thủ đô. Đặt ra mục tiêu ngày càng cao hơn, dẫu phải vượt qua nhiều gian nan, vất vả nhưng mỗi khi chinh phục được những “đỉnh núi” cao, toàn thể cán bộ, phóng viên báo tràn ngập niềm hạnh phúc. Đó là kết quả của việc vượt lên chính mình và lan tỏa được sức trẻ tới khắp mọi miền Tổ quốc.
"Nỗi tiếc" mùa xuân của Đỗ Hoàng Anh Văn học

"Nỗi tiếc" mùa xuân của Đỗ Hoàng Anh

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài thơ "Nỗi tiếc" của tác giả Đỗ Hoàng Anh.
Tưởng tượng - thơ của Bùi Thị Thu Lê Văn học

Tưởng tượng - thơ của Bùi Thị Thu Lê

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài thơ "Tưởng tượng" của tác giả Bùi Thị Thu Lê.
Tác giả Đỗ Hoàng Anh trải lòng "Một vòng trần ai" Văn học

Tác giả Đỗ Hoàng Anh trải lòng "Một vòng trần ai"

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài thơ "Một vòng trần ai" của tác giả Đỗ Hoàng Anh.
Xem thêm